Nghi thức làm lễ gia tiên trong dịp cưới hỏi là một truyền thống của dân tộc ta. Không những vậy, cách làm lễ gia tiên còn được nhiều người quan tâm vì điều đó còn thể hiện sự hiếu thuận của con cháu. Để hiểu rõ hơn về nghi thức truyền thống này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết nhé!
Ý nghĩa
Cách làm lễ gia tiên là một nghi thức trọng đại, không thể thiếu trong ngày cưới hỏi của gia đình người Việt. Nghi lễ này mang ý nghĩa báo cáo với tổ tiên ông bà nhiều đời trước về việc con cháu trong gia đình, dòng họ đi lấy chồng, lấy vợ.
Phong tục thể hiện lòng tôn kính, hiếu nghĩa đối với ông bà tổ tiên. Giống như khi cất bước đi lấy chồng, người con gái phải báo cáo với dòng họ. Khi về nhà chồng, cô dâu phải kính cẩn họ tộc nhà trai mới phải phép. Điều này giúp mọi người đánh giá người con gái đó có gia giáo, phải phép và nết na.
Lễ gia tiên gồm những gì
Mỗi vùng miền khác nhau có các lễ vật và cách bày trí riêng nhưng nhìn chung vẫn là bàn thờ gia tiên đặt nơi trang trọng, gọn gàng, sạch sẽ, được trải vải đỏ, treo chữ hỷ hay câu đối đỏ. Trên bàn thờ có lư đồng, bát nhang, trà, rượu, nhang, đèn, bình hoa tươi, mâm ngũ quả, trầu cau. Hoa quả có thể kết hình long phụng cho thêm phần long trọng, đẹp mắt.
Mâm Lễ vật các vùng miền, tùy điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Và cụ thể sẽ như sau:
- Miền Bắc: Thích số lẻ nên số mâm lễ theo phong tục mâm lẻ lễ chẵn. Thường là mâm cau trầu, mâm chè rượu, mâm hạt sen, mâm bánh đậu xanh, mâm bánh phu thê, mâm lợn sữa quay, mâm bánh nướng bánh dẻo, mâm xôi gấc, mâm gà luộc,… Lễ miền Bắc thường cầu kỳ, chú trọng hình thức và lễ nghĩa.
- Miền Trung: Lễ vật đơn giản không quá cầu kỳ nhưng đủ bốn lễ bắt buộc là trà rượu, cau trầu, bánh phu thê, nén tơ hồng (đèn khắc hình Long Phụng). Mâm lễ có thể thêm bánh kem, nem chả, heo quay, tiền sính lễ tùy theo điều kiện.
- Miền Nam: Tùy từng gia đình mà mâm lễ vật thường 6 hoặc 8 mâm. Vì người miền Nam thích số chẵn. Tám là bát được đọc trại là phát như ý nghĩa phát tài phát lộc. Tám mâm là mâm trầu cau, mâm trà rượu, mâm bánh phu thê, mâm trái cây, mâm bánh kem, mâm xôi gấc đỏ hình trái tim, mâm heo quay hoặc gà luộc hoặc gà quay, mâm áo dài ,vàng vòng, nhẫn cưới, tiền sính lễ, cặp đèn cầy lớn khắc hình Long Phụng.
Cách làm lễ gia tiên
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ cúng thì mọi người bắt đầu hành đúng cách làm lễ gia tiên. Thường trong buổi lễ sẽ có người đại diện chỉ dẫn cho con cháu làm theo. Việc này giống như trong một lễ cưới luôn có chủ tọa vậy.
- Chuẩn bị bàn thờ đầy đủ các đồ thờ cúng, gọn gàng, sạch sẽ.
- Ngày cưới hỏi, lễ vật nhà trai đặt phía trước bàn thờ gia tiên nhà gái.
- Người chủ hôn là bố cô dâu, bố chú rể hoặc người nam đại diện trong gia đình mở các mâm lễ vật ra, trừ mâm trầu cau để cho cô dâu chú rể mở. Sau đó, người chủ hôn lên đèn, thắp ba nén nhang trao cho cô dâu và chú rể mỗi người một nén nhang và khấn nguyện trước bàn thờ, khấn xong bái 3 lần và cắm nhang lên bàn thờ.
Lễ chuyển bàn thờ gia tiên
Thay đổi bàn thờ gia tiên rất quan trọng, hợp phong thủy để đem lại may mắn cho gia đình. Vì vậy, bạn cần phải nắm được cách làm lễ gia tiên để làm cho đúng lễ đạo. Cách làm như: Chọn ngày giờ tốt để tiến hành chuyển bàn thờ gia tiên, sắm đầy đủ lễ vật và mâm lễ, thắp hương và khấn theo sớ.
- Chọn ngày giờ tốt: Thông thường ngày mùng 1 và ngày 15 trong tháng là ngày tốt (tính âm lịch). Gia chủ có thể nghiên cứu thêm để chọn ngày tốt hợp với gia đình mình.
- Sắm lễ:
Gà luộc, xôi đậu. Tùy vào tài chính gia đình có điều kiện hay không có thể chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn hơn. Tuy nhiên, mâm cúng đầy đủ chỉ đơn giản là những thứ sau:
Ba chén rượu trắng đầy và chai rượu mở nắp.
Trái cây tươi, bạn có thể chọn ngũ quả ngon tươi.
Bình hoa tươi đẹp.
Trầu cau và 3 lá trầu tươi.
Giấy tiền vàng bạc. Đồ vàng mã như quần áo, ô tô, điện thoại, mũ, giày bằng giấy.
Một chén nước sạch.
- Văn khấn:
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương Phật.
Hôm nay, ngày … tháng … năm … tên con là: …. sinh năm:. … Hiện đang ở tại: …
Kính cáo chư vị tổ tiên – tôn thần, nay vì gia đình có thay đổi vị trí các phòng trong nhà. Chúng con xin làm lễ chuyển linh vị bàn thờ gia tiên vào vị trí mới.
Con kính xin chư vị tổ tiên, tôn thần bản gia, bản địa chắp lễ chắp cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.
Tín chủ: …. (họ và tên) con xin dập đầu kính bái.
Khi nhang còn ¼ thì lễ tạ.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …
Tín chủ: …. (họ và tên) xin tâm thành tiến bái thánh thần lai lâm trước, linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của chư vị tôn thần bản gia.
Chúng con xin phép các vị gia tiên và tôn thần chuyển bàn thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực.
Kính xin chư vị gia tiên phù hộ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận lợi, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.
Tín chủ … cùng toàn gia chúng con xin dập đầu bái tạ.
Sau đó đốt vàng mã và kết thúc nghi lễ.
Lễ cúng gia tiên ngày cưới
Lễ cúng gia tiên ngày cưới tổ chức cả hai nhà gái lẫn nhà trai. Với nhà gái, lễ gia tiên rất được coi trọng và được tiến hành trọng thể. Vào đêm làm lễ xuất giá, cô dâu sẽ đáp tạ công ơn dưỡng dục của bậc sinh thành. Qua đó, người con gái không quên thắp nhang cho ông bà tổ tiên.
- Nhà trai mang mâm lễ vật sang nhà gái làm lễ gia tiên bên nhà gái. Nhà trai và nhà gái ngồi vào dự lễ. Mâm lễ sẵn sàng, bàn thờ gia tiên gọn gàng, trang hoàng đầy đủ. Nhà trai trình lễ vật, cô dâu và chú rể đứng trước bàn thờ. Chủ hôn là ba cô dâu hoặc người nam đại diện trong dòng họ mở lễ vật ra, thắp đèn, thắp 3 nhang. Cô dâu chú rể mở mâm trầu cau và đón nhận một nhang. Chủ hôn khấn vái trước bàn thờ gia tiên và bái 3 lần, cô dâu chú rể làm theo. Mọi người dùng trà bánh. Sau đó, nhà trai xin rước cô dâu và họ hàng nhà gái về nhà trai.
- Tới nhà trai, thực hiện làm lễ gia tiên của nhà trai giống với nhà gái. Chủ hôn là ba của chú rể hoặc người đại diện nam giới trong gia đình nhà trai.
Để lễ gia tiên diễn ra suôn sẻ nhất, hai gia đỉnh chuẩn bị chu đáo lễ vật, dọn dẹp sửa soạn bàn thờ và hướng dẫn đôi trẻ về nghi lễ chỉn chu trang trọng nhất.
Lễ gia tiên nhà trai
Khi chuẩn bị cách làm lễ gia tiên, bạn cần phải có mâm lễ và lễ vật trên bàn thờ:
- Bàn thờ gọn gàng sạch sẽ: Lư hương, chén rượu, bình hoa tươi đặt bên phía trái bàn thờ, năm loại trái cây đặt phía phải bàn thờ, nhang, đèn. Hoa và trái cây có thể kết cho đẹp và trang trọng hơn.
- Lễ vật: Gà luộc, xôi gấc, bánh cốm, bánh phu thê,… Tùy từng gia đình vùng miền mà chuẩn bị thứ cần cúng.
- Mâm lễ theo truyền thống dân tộc và vùng miền, mâm trầu cau, rượu để rước dâu.
- Lễ gia tiên nhà trai vào ngày tân hôn. Sau khi đón dâu và họ nhà gái về tại gia nhà trai sẽ tiến hành lễ gia tiên.
Người nam đại diện họ nhà trai thường là bố của chú rể làm chủ hôn, sẽ tiến hành lên đèn, đốt ba nhang và cầu khấn. Cô dâu đứng bên phải của bàn thờ, chú rể đứng bên trái của bàn thờ , mỗi người cầm một nhang, bái ba lần theo bố chồng hoặc người nam đại diện họ. Sau đó cắm nhang lên bàn thờ. Nếu trong nhà còn thờ ai thì thực hiện như vậy, mỗi nơi ba nhang và bái lạy ba lần.
Lễ chuyển bàn thờ gia tiên
Trong cuộc sống đâu phải ai cũng định cư mãi một chỗ, nơi sinh sống có thể thay đổi do chuyển công tác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm lễ gia tiên đúng lễ, hợp phong thủy. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng, quy trình rất đơn giản. Các bước thực hiện lễ di dời bàn thờ gia tiên phải phép là:
- Xem ngày tốt để tiến hành chuyển bàn thờ gia tiên.
- Mua đầy đủ lễ vật và bày trí mâm lễ đúng quy tắc.
- Đọc sớ và thắp hương theo đúng chỉ dẫn của người làm chủ tọa buổi lễ.
Vậy là ta đã biết được cách làm lễ gia tiên đúng theo nghi thức truyền thống. Có thể, bạn sẽ nghĩ như vậy là phiền phức và không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nhưng đừng vội vàng nghĩ vậy, bạn biết cách làm lễ gia tiên thì cũng đã thể hiện được sự hiếu đạo của mình.