Đức Lưu Quang- Mang hàm nghĩa, ý nghĩa vô cùng rộng lớn, sâu xa

Từ xưa tới nay, con người lấy chữ đức làm thước đo đánh giá nhân phẩm của con người. Tất cả mọi vấn đề đạo lý làm người trong đời sống hàng ngày đều quy về chữ đức. Từ đức lưu quang thường được khắc trên hoành phi, cuốn thư trong nhà thờ dòng họ, nhà thờ tổ nghiệp………

Trong chữ Đức Lưu Quang thì chữ Đức đứng đầu tiên và quan trọng nhất mang nghĩa đạo đức, phẩm hạnh của mỗi người. Lưu là giữ lại, truyền lại. Quang là ánh sáng. Nghĩa của chữ “Đức Lưu Quang” là biểu tượng phúc đức, công đức cao rộng của tổ tiên truyền lại muôn đời sau.

Tổng quan về Đức Lưu Quang

– Chữ Đức: Nguyên nghĩa chữ Đức là nhìn rõ phương hướng, hợp đạo trời, hợp tự nhiên, tư tưởng, phương pháp hợp đạo trời, phẩm chất tư tưởng phù hợp với tiêu chuẩn phải trái, việc thiện, ân huệ.

Đức có nghĩa là ân huệ, dĩ đức báo oán.

Đức có nghĩa đạo đức lấy đạo để lập thân đức hạnh.

Đức có nghĩa hạnh kiểm, tác phong.

Đức có nghĩa là cái khí tốt thịnh vượng trong bốn mùa  mùa xuân gọi là thịnh đức tại mộc.

Đức có nghĩa là ý chí, niềm tin, lòng nhất tâm nhất đức (một lòng một dạ).

Đức có nghĩa là tên quốc gia nước Đức.

Đức có nghĩa là ơn đức tin.

Đức có nghĩa là họ Đức.

Đức có nghĩa là Tạ ơn “nhiên tắc đức ngã hồ “.

Đức có nghĩa là giáo dục đức hóa lấy đức mà dạy bảo.

Đức có nghĩa là mỹ thiện đức chính (chính sách tốt đẹp).

Đức có nghĩa là nói tới các vị thần  đức địa tạng, đức Phật, đức thế tôn.

-Chữ Lưu :dòng nước, trôi , chảy như hà lưu (dòng sông), chi lưu (nhánh sông).

Lưu có nghĩa là luồng, dòng khí lưu (luồng hơi), noãn lưu (luồng ấm), điện lưu (dòng điện), xa lưu (dòng xe chạy).

Lưu có nghĩa là trường phái, môn phái cửu lưu ( chín dòng). Thủy lưu thấp (nước chảy chỗ ẩm thấp), lệ lưu (nước mắt chảy), hãn lưu mãn diện (mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt).

Lưu có nghĩa là  phẩm loại, loài, bực như thanh lưu ( dòng trong), trọc lưu ( dòng đục ) thượng lưu ( dòng trên có học thức, đức hạnh). Hạ lưu ( dòng dưới ngu si ).

Lưu có nghĩa là quan chức như lưu nội ( dòng ở trong). Lưu ngoại ( dòng ở ngoài ). Vị nhập lưu ( chưa có phẩm cấp ).

Lưu có nghĩa là di chuyển, xê dịch, chuyển động như lưu hành, lưu chuyển.

Lưu có nghĩa là truyền dõi như lưu truyền, lưu phương, lưu độc.

Lưu có nghĩa là phóng túng, chơi bời vô độ như lưu đãng.

Lưu có nghĩa là đày đi xa như phóng lưu.

Lưu có nghĩa là liếc ngang như lưu mục.

Lưu có nghĩa là đưa ra đất ngoài biên thùy, vùng man rợ.

Lưu có nghĩa là trôi dạt : lưu vân ( mây trôi ).

Lưu có nghĩa là không có căn cứ: lưu ngôn.

Lưu có nghĩa là nhanh chóng : lưu niên, lưu quang.

Lưu có nghĩa là trượt, lướt .

-Chữ Quang : ánh sáng : nhật quang.

Quang có nghĩa là rộng, nhiều, thịnh .

Quang có nghĩa là vinh dự, vinh diệu, vẻ vang : quang lâm.

Quang có nghĩa là phong cảnh, cảnh sắc : quang minh.

Quang có nghĩa là sáng sủa, rực rỡ : nhật quang.

Quang có nghĩa là sáng tỏ, rạng rỡ .

Quang có nghĩa là bóng, trơn : quang hoạt.

Quang có nghĩa là để trần : quang não đại.

Quang có nghĩa là tiêu hết.

Đức Lưu Quang nghĩa là gì?

Chữ Nho Đức Lưu Quang

-Lão Tử nói “ Vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quý đức” nghĩa là vạn vật đều tôn trọng đạo và quý trọng đức. Muôn vật nếu không có đạo thì không thể sinh, không có đức thì không thể thành được.

Vạn vật trong cõi trời đất sở dĩ có thể sinh tồn và phát triển đều bắt nguồn từ sự dưỡng dục của đạo đức. Đức là nguồn năng lượng sờ không được, nhìn không thấy nhưng tồn tại trong mỗi con người, có thể nói chữ Đức quyết định hết thảy mọi thứ của con người, sâu hay cạn, nhiều hay ít của đức hạnh quyết định vận mệnh của con người.

-Người xưa có câu “ có đức mặc sức mà ăn”. Đối với người bình thường, không có đức sẽ không có phúc khí, đối với người tu đạo, không có đức không lên được vì tu đạo lấy đức hóa ra công, đức là điều cơ bản nhất cho người tu luyện thành đạo.

-“Cát hung họa phúc ” của con người liên quan chặt chẽ tới chữ đức,không có đức chính là họa đúng ý nghĩa của câu ‘ thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân.

-Đức Lưu Quang được giải nghĩa như đức sáng muôn đời, đức tốt giữ mãi ánh sáng, đức chan hòa ánh sáng.

-Theo đạo Khổng Tử : trong chữ đức có chữ tâm có ý nghĩa lòng yêu thương không vì lợi ích riêng. Con người điều quan trọng nhất là phải có đức. Trong Chữ Đức Lưu Quang, chữ Đức mang ý nghĩa trung tâm, từ Lưu và Quang bồi thêm ý nghĩa của chữ Đức. Đức thường đi với tri đức nghĩa là biết đức, hiếu đức nghĩa là yêu thích đức, hành đức có nghĩa là làm việc đức, nhân đức nghĩa là người đạo đức, Đức Phật từ Đức gắn liền với Phật nói về người giác ngộ chân lý có đức độ cao rộng. Ngoài ra, từ Đức Thế Tôn cũng nói về Đức Phật. Con người đầy đủ các yếu tố sau : hiếu -trung – đễ – tín- lễ – nghĩa- liêm – sỉ là con người hoàn hảo. Theo Khổng Tử chữ Đức vô cùng quan trọng đối với mỗi người, là chuẩn mực để đánh giá con người.

Đức Lưu Quang chữ Hán

-Trong từ điển tiếng Hán, Đức Lưu Quang nói về công đức cao dày, có ảnh hưởng sâu rộng, con cháu được hưởng phúc.

-Trích từ Cốc Lương Truyện -Hy Công năm thứ 15 từ ” Quang” nghĩa là rộng giống nghĩa từ “Quảng”. Vì vậy đức lưu quang có nghĩa là đức trạch cao dày, có ảnh hưởng sâu rộng, con cháu nhiều đời được hưởng phúc đức.

 Ý nghĩa Đức Lưu Quang

Chữ Đức Lưu Quang đặc biệt Chữ Đức được sử dụng rất thông dụng trong tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Các sản phẩm sử dụng chữ Đức như tủ thờ khắc chữ Đức, dùng hoành phi, câu đối, thư pháp chữ Đức Lưu Quang, tranh chữ Đức Lưu Quang…thể hiện ý nghĩa quan trọng nhắc nhở con người sống lương thiện, hợp đạo lý để lại đức cho con cháu đời sau và như một cách ghi nhớ công ơn của tổ tiên để con cháu ngày nay được thụ hưởng.

Cách viết chữ Đức Lưu Quang

Chữ Đức theo tiếng Hán là từ bộ xích , bộ thập, bộ mục, bộ nhất, bộ tâm tổ hợp thành gồm 3 chữ

-Chữ Sách có nghĩa bước đi, hành động.

-Chữ Trực nghĩa thẳng thắn, chính trực.

-Chữ Tâm nghĩa là suy tư, ý nghĩ, tư duy.

Bộ xích là bộ chim chích mang hàm ý bước chân trái. Bộ thập ý nghĩa là 10, bộ mục ý nghĩa là mắt. Bộ nhất nghĩa là số 1. Bộ tâm ý nghĩa tâm trí, tấm lòng. Để viết chữ Đức người ta ghi nhớ câu này: chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm

Chữ thư pháp Đức Lưu Quang

-Chữ Đức Lưu Quang thư pháp thường sử dụng trong cuốn thư, hoành phi trong đó Đức là phần quan trọng nhất, quyết định tính cách, năng lực, quyết định duyên kiếp đời sau có hưởng được phúc phần .

-Chữ Đức là nết đẹp nhất mà con người vươn tới ở đời.

-Chữ Lưu : giữ lại ở đời, gìn giữ cho muôn đời sau.

– Chữ Quang nghĩa là ánh sáng hào quang.

Ý nghĩa Đức Lưu Quang là công đức sáng soi như ánh hào quang, lưu truyền cho muôn đời sau được ấm no, hạnh phúc, nhờ công đức các vị tiền bối đi trước đã tu nhân, tích đức mà đời sau hưởng được thái bình.

Chúng ta thường thấy 3 chữ Đức Lưu Quang sử dụng phổ biến từ thời xa xưa, in đậm nét trên cuốn thư câu đối Việt với nét chữ sơn son thiếp vàng sang trọng, thấm đậm nét văn hóa dân tộc của nước ta.

Tìm hiểu thêm Tranh Gỗ

Gọi ngay
Zalo
Chat FB