Ý nghĩa mâm ngũ quả rất quan trọng thể hiện lòng tôn kính, nhớ ơn tổ tiên ông bà, dâng lên thần linh và mang ước nguyện. Mâm ngũ quả dựa theo thuyết ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ hợp với quy luật và mong muốn đạt được ngũ phúc lâm môn là phúc – quý – thọ – an- ninh. Mỗi năm tết đến, tục lệ người dân Việt không thể thiếu mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ, đó là nét truyền thống vô cùng tốt đẹp.
- Mâm ngũ quả đẹp đủ màu sắc phong phú mang niềm vui lan tỏa, mọi người cùng nhau dọn dẹp và chuẩn bị đón tết đủ đầy, no ấm, hạnh phúc.
- Dịp lễ lớn như cưới hỏi, giỗ ông bà, động thổ xây dựng nhà, trung thu,… người ta chuẩn bị mâm ngũ quả thể hiện niềm tin về tâm linh, cầu ước hạnh phúc, tài lộc.
Cách bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa
Trình bày mâm ngũ quả đẹp và ý nghĩa gia chủ chuẩn bị hoa quả tươi mới, không bị dập úa. Rửa sạch, để ráo nước như vậy để việc chưng mâm quả được lâu hơn. Quả to, nặng để dưới cùng làm trọng tâm cho các quả khác. Các quả nhỏ, xếp xen kẽ màu sắc sao cho hài hòa. Khi nhìn vào, mọi người đều thấy cách bày trí và màu sắc hài hòa.
Mỗi vùng miền chọn lựa hoa quả tùy nơi. Cụ thể sẽ như sau:
- Miền Bắc thường là chuối, hồng, quýt, bưởi, đào. Chuối còn xanh và nguyên nải, bao bọc bưởi ở giữa và các quả khác.
- Miền Nam người dân không chọn chuối, cam, quýt, lê, táo, sầu riêng vì tên gọi đồng âm với những điều không may mắn.
Khéo léo hơn trong mâm ngũ quả, người trưng bày có thể khắc chữ và cắt tỉa tăng thêm vẻ đẹp và ý nghĩa để mang lại điều tốt đẹp. Người ta khắc chữ Phúc Lộc hay Vạn Sự Như Ý,… lên dưa hấu, bưởi, dừa. Điều này làm phong phú thêm lựa chọn cho mâm cúng ngày tết vừa mang ý nghĩa như chữ được khắc trên quả vừa đẹp .
Trong lễ cưới hỏi, người ta cũng hay kết mâm ngũ quả thành hình tháp hoặc long phượng tăng thêm sự trang trọng, cao quý. Bạn cũng thấy được mâm quả tùy theo sở thích mà có cách trưng bày khác nhau. Bạn có thể khéo léo bày trí theo ý thích.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Ngày tết cổ truyền, dân tộc là ngày quan trọng nhất trong năm, gia đình được sum họp, đông đủ cùng nhau đón tết. Vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa quan trọng. Đó vừa thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn vừa thể hiện:
- Mong ước năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe
- Vừa trang trí cho ngôi nhà không khí xuân về mọi thứ chỉnh chu, sạch sẽ, tươi mới.
Dịp Tết cổ truyền là dịp mọi người có cơ hội về thăm gia đình, vui chơi, giải trí sau một năm lao động học tập,… Mâm ngũ quả đẹp màu sắc hài hòa làm tâm hồn như thêm sức sống mới, tràn đầy niềm tin, hạnh phúc.
Không khí tết được tôn tạo từ việc chuẩn bị mâm ngũ quả sao cho hoàn mỹ nhất giúp con người tái tạo năng lượng, tin tưởng vào cuộc sống, tinh thần ổn thì mọi việc sẽ thành công. Do đó, việc tạo ra không khí mùa xuân sum vầy , đầm ấm, hạnh phúc trở nên nét văn hóa quan trọng và mâm quả không thể thiếu trong không khí ngày Tết.
Ý nghĩa mâm ngũ quả Trung Thu
Mâm ngũ quả vào ngày Tết Trung Thu cũng mang ý nghĩa tôn kính, tưởng nhớ tới tổ tiên, cầu mong con cháu đông đủ, khỏe mạnh, cuộc sống hạnh phúc. Vào ngày Tết trẻ em, mâm ngũ quả thường được cắt tỉa hình các con vật dễ thương mà trẻ con yêu thích:
- Con cá vàng
- Con thỏ ngọc
- Con heo con
- Con chó
- …
Điều này giúp tăng thêm vẻ đẹp sinh động, đủ màu sắc, kiểu dáng. Đêm trăng tròn to và sáng, mọi người ngồi quay quần bên bình trà nóng, ăn bánh Trung Thu, trái cây, ngắm trăng và trò chuyện thật hạnh phúc viên mãn.
Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Bắc
Miền Bắc bày trí mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ tương ứng với màu trắng – màu xanh – màu đen – màu đỏ – màu vàng. Người miền Bắc không câu nệ ít nhiều, cầu kỳ chỉ cần sắm đủ lễ, đủ loại thể hiện tấm lòng tôn kính. Mâm ngũ quả miền Bắc thường là chuối xanh, hồng, quýt, bưởi, đào.
Ý nghĩa mâm ngũ quả miền Nam
Hoa quả miền Nam đa dạng, phong phú. Vì vậy, người dân miền Nam thường chưng bày mâm ngũ quả theo cách sắp xếp tên các loại trái cây thành câu cầu nguyện ý nghĩa như cầu sung vừa đủ xài tương ứng mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài hay cầu thơm vừa đủ xài tương ứng mãng cầu, thơm, dừa, đu đủ, xoài.
Mâm quả sẽ mang ý nghĩa cầu mong sung túc vừa đủ chi tiêu hay sung mãn vừa đủ dùng. Hay mâm quả thể hiện cầu danh tiếng vừa đủ dùng thể hiện công việc thuận lợi, may mắn đem lại Phúc Lộc vừa đủ.
Ngày nay, nhiều loại trái cây mới xuất hiện như trái dư, người dân cũng mong muốn mâm ngũ thành cầu dừa đủ dư xài với ý nghĩa cầu tiền tài dư. Tuy nhiên, trái dư không ăn được có tên gọi mang ý nghĩa dư ra mà thôi.
Người dân miền Nam chọn các loại trái cây có tên mang ý nghĩa tốt đẹp để làm mâm ngũ quả. Vì thế, các loại trái cây có tên mang ý nghĩa không tốt, người ta không dùng trong mâm ngũ quả. Chẳng hạn các loại quả không được dùng để trưng bày như sau:
- Chuối đọc giống với chúi nên người miền Nam không cúng chuối vì sợ chúi nhủi, không phát triển, thất bại.
- Lê: Nghĩa là lê lết.
- Táo: Còn tên khác là Bom, bom thì nổ người ta cho là không may mắn.
- Lựu: Lựu đạn cũng nổ cũng không được may mắn.
- Cam quýt: Cam chịu, quýt làm cam chịu.
- Sầu riêng: Người dân các miền thường không cúng sầu riêng vì gai nhọn, vị hơi đắng, tên không hạnh phúc nên quả này thường cắm kỵ để cúng mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả là cách thể hiện điều mong ước cho cuộc sống nhiều điều tốt đẹp sẽ đến, thể hiện tri ân, báo cáo với tổ tiên, trời đất, thần linh và làm đẹp thêm, trang trọng thêm cho không gian nhà bạn. Vì vậy, chuẩn bị mâm ngũ quả tươi đẹp đủ màu, đủ loại được coi là phần không thể thiếu trong văn hóa người Việt khi có lễ tết truyền thống dân tộc.
Ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả mỗi vùng miền của Việt Nam có cách bày trí, cách chọn lựa hoa quả và phong tục riêng. Địa lý cũng là điều kiện khí hậu khác nhau tạo ra sản vật khác nhau. Nhưng nhìn chung mâm ngũ quả ba miền đều đầy đủ màu sắc và cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn. Dù khác nhưng ý nghĩa mong muốn cũng không quá khác nhau.
Các loại quả thường sử dụng trưng bày trong mâm ngũ quả như sau:
- Mãng cầu: Cầu nguyện
- Dừa: Vừa, không thiếu.
- Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy, no ấm.
- Xoài: Tiêu xài không hao phí.
- Sung: Ý nghĩa sung sướng, sung mãn, sức khỏe lẫn tiền bạc.
- Thơm: Thơm tho, danh tiếng.
- Dưa hấu, bưởi: Nhiều may mắn, thành đạt.
- Thanh long: Tượng trưng cho rồng, thể hiện may mắn, thành công, tài lộc.
- Cam, quýt, quất: Đem tới may mắn.
- Phật thủ: Bàn tay phật che chở, bao bọc.
- Chuối xanh: Thể hiện sự che chở, sum họp, giúp đỡ nhau.
- Lựu: Con cháu đông vui.
- Bom Lê: Mọi việc suôn sẻ.
- Táo: Phú quý.
- Đào: Thăng tiến.