Cửa võng là một phần kiến trúc trang trí cho không gian thờ cúng thêm trang nghiêm và cổ kính hơn. Mẫu cửa võng được điêu khắc đường nét hoa văn sắc sảo, sơn son thếp vàng, thếp bạc sẽ làm nổi bật nơi:
- Thờ phụng của gia đình
- Nhà thờ dòng họ, nhà thờ tổ nghiệp
- Đền, chùa, miếu, hay các công trình kiến trúc cổ
Mẫu cửa võng đẹp là gì?
Cửa võng là loại cửa giả, không có cánh cửa, do ba khung gỗ chính ghép lại tạo hình chữ M. Chính giữa vật dụng được chạm khắc hình đầu rồng, ngọc võng xuống nên gọi là cửa võng, hai bên trang trí hoa văn đối xứng với nhau hình tứ linh, hoa lá cành,…
Phân loại cửa võng theo tên gọi:
- Cửa võng mai điểu
- Cửa võng rồng hóa mai
- Cửa võng cửu long tranh châu
- Cửa võng chiều châu
- Cửa võng hồng trĩ
- Cửa võng tứ linh
- Cửa võng song long chầu nguyệt
- Cửa võng triện lá dắt
- Cửa võng ngũ phụng quy mẫu
- Cửa võng tứ quý
- …
Trong đó, cửa võng Ngũ Phượng quy mẫu lấy hình tượng bốn chim phượng hoàng cùng nhau hướng về mẹ. Theo tích xưa, Ngũ Phượng Quy Mẫu rất quý và đẹp trong văn hóa người Việt, mang ý nghĩa sâu sắc là khi con người đạt đến thành công.
Công danh sự nghiệp rạng rỡ phải biết hướng về cội nguồn của mình, không quên nơi mình bắt đầu, cũng như một đạo lý dạy con người về lòng hiếu thảo, khi khôn lớn, trưởng thành phải biết phụng dưỡng cha mẹ. Cửa võng Ngũ Phượng Quy Mẫu chứa đựng sự quyền quý của Phượng Hoàng tôn lên gia thế và sự sinh sôi, sức sống dồi dào của gia đình, dòng họ. Ngoài ra còn có:
- Cửa võng cửu long tranh châu phù hợp không gian cao, rộng. Loại cửa võng này lấy hình tượng chín Rồng tranh nhau một viên châu thể hiện sức mạnh dồi dào, hùng hồn và vẻ đẹp tráng lệ đặc trưng cho ý chí tái sinh mạnh mẽ.
- Cửa võng mai điểu: Hình ảnh hoa Mai và chim Điểu là biểu tượng của mùa Xuân, sự khởi đầu tươi mới nhất.
- Cửa võng hồng trĩ: Mang ý nghĩa lớn về tâm linh của người Việt thể hiện lòng thành kính với ông bà dựa theo sự tích về chim trĩ màu trắng, gọi là bạch trĩ được vua Hùng Vương cống nạp qua Trung Quốc. Ở nơi xa, chim trĩ luôn tìm cây có ngọn hướng về phương nam mới chịu đậu, thể hiện lòng nhớ thương quê nhà tổ quốc Việt Nam. Từ đó, loài chim này là đại diện của sự thủy chung, son sắc, hướng về cội nguồn.
- Cửa võng Tứ Quý: Tứ Quý bốn loài cây quý Tùng, Cúc, Trúc, Mai đại diện bốn mùa trong năm mang ý nghĩa của ý chí mạnh mẽ, vượt qua mọi gian khổ để đạt tới thành công.
- Các mẫu cửa võng đẹp là được điêu khắc từ các nghệ nhân thành thạo nghề tạo ra các đường nét hoa văn tinh xảo, nổi bật. Cửa võng sử dụng các hình tượng linh thiêng mang ý nghĩa tâm linh như tứ linh vật Long – Lân – Quy – Phụng, Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Trĩ,…
Thế nào là cửa võng thờ gia tiên?
Cửa võng thờ gia tiên là cửa võng dùng để trang trí cho bàn thờ gia tiên trong gia đình, hay bàn thờ gia tiên trong nhà thờ dòng họ. Cửa võng cùng với hoành phi, câu đối là những đồ thờ cúng tạo cho không gian thờ cúng, đình, chùa,… thêm tính uy nghiêm, trang trọng, cổ kính. Trong không gian thờ cúng mà thiếu đi cửa võng sẽ trở nên trống trãi, lạc lõng thiếu vẻ tôn nghiêm của khu vực thờ phụng.
Cửa võng chia làm nhiều loại với kích thước hay nguyên liệu gỗ khác nhau, các loại gỗ dùng làm cửa võng thờ gia tiên thường là gỗ mít, gỗ hương, gỗ gụ, gỗ vàng tâm,… Cửa võng điêu khắc trực tiếp được ưa chuộng và đẹp sắc sảo hơn. Cửa võng được tạo khung, sau đó gắn hoa văn đã được làm sẵn lên bộ khung. Sản phẩm tuy có giá thành không cao nhưng ít được ưa chuộng vì không đẹp bằng loại điêu khắc trực tiếp.
Cửa võng có vai trò như bức vách ngăn cách giữa không gian yên vị của tổ tiên với không gian bên ngoài. Vật dụng có những hoa văn tỉ mỉ, sơn son thếp vàng là vật dụng trang trí không thể thiếu trong không gian thờ cúng, chứa đựng nét văn hóa cổ xưa, truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam.
- Người bước vào nơi thờ cúng sẽ đứng trước cửa võng cách khoảng 20cm, khấn nguyện, bái lạy và thắp nhang.
- Lư hương đặt phía trong cửa võng cách mép ngoài 10 – 15 cm.
Cửa võng bàn thờ
Cửa võng bàn thờ là phần bao quanh, ngăn cách giữa bàn thờ với không gian khác. Tục thờ cúng tổ tiên rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt thể hiện lòng nhớ ơn, tri ân với tổ tiên, dòng họ. Cửa võng tạo thêm sự tôn nghiêm, trang trọng cho không gian thờ phụng.
Cửa võng nhà cổ
Nhà cổ là những ngôi nhà lâu năm như nhà thờ dòng họ, từ đường, nhà thờ tổ, đền đã xây dựng từ những năm của thế kỷ 19, 20. Đây là nét văn hóa, kiến trúc độc đáo mang vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc mang giá trị tâm linh lớn. Những hoa văn khắc họa trên cửa võng là nét tinh hoa nghệ thuật, truyền thống cần được lưu giữ.
Cửa võng tứ linh
Cửa võng sử dụng họa tiết Tứ Linh lấy chủ đề chính là hình tượng của bốn linh vật gồm Long – Lân- Quy – Phụng. Theo truyền thuyết, Tứ Linh thú là những vị thần bảo hộ cho nhân gian ở bốn phương Đông – Tây- Nam – Bắc và tương ứng với bốn chòm sao trên trời. Cửa võng tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng mong muốn:
- Sự nghiệp vững bền, ổn định, phát triển, ấm no, hạnh phúc của gia chủ.
- Tứ linh là biểu tượng thiêng liêng và cao quý, đại diện cho sự cấu thành lên vạn vật trong vũ trụ theo thứ tự nước, gió, đất, lửa.
Long là Rồng đại diện cho tài lộc, công danh: Rồng là biểu tượng của hoàng đế,hay bậc chính nhân quân tử. Sức mạnh của Rồng tạo ra khí tiết, mưa giông. Cửa võng chạm khắc hình Rồng mang lại tài lộc, may mắn, công danh, kinh doanh thuận lợi.
Lân đại diện cho trí tuệ, Lân hay Kỳ Lân là hiện thân của từ tâm, Kỳ Lân có sức mạnh bảo vệ gia đình khỏi vận xui, đem lại may mắn. Phong tục múa Lân vào những dịp lễ lớn, tết cổ truyền, khai trương, tết Trung Thu đã trở thành nét văn hóa tốt đẹp mang lại những điều tốt đẹp nhất đến với gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Quy là Rùa đại diện của sức khỏe, sự trường thọ. Hình tượng Quy mang ý nghĩa của sự bình tĩnh, chắc chắn. Sức khỏe quý hơn vàng, có được sức khỏe con người hưởng được tài lộc, phú quý.
Phụng hay Phượng Hoàng đại diện của hạnh phúc, sức sống mãnh liệt. Phượng là yếu tố âm tượng trưng cho hoàng hậu cao quý. Cửa võng Tứ Linh mang giá trị thẩm mỹ cao, giá trị tinh thần lớn, lưu truyền lại cho thế hệ mai sau.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đối với người Việt trở thành một truyền thống gần như một tôn giáo, không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên giúp thế hệ trẻ nhớ về nguồn cội, lưu giữ văn hóa đặc trưng của dân tộc.