Lễ Gia Tiên Quan Trọng Như Thế Nào Trong Cuộc Sống Của Chúng Ta

Lễ gia tiên rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Trong ngày cưới hỏi, lễ gia tiên là một nghi thức quan trọng để trình với tổ tiên và dòng họ về việc con cháu lập gia đình. Đây là phong tục thể hiện sự tôn trọng, lòng biết ơn đối với tổ tiên được tổ chức hai bên gia đình nhà trai lẫn nhà gái. Để hiểu rõ hơn về tập tục truyền thống này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết.

Khái niệm về lễ gia tiên

Lễ gia tiên là thủ tục không thể thiếu trong ngày cưới hỏi của người Việt Nam. Đây là nghi thức văn hóa lâu đời báo cáo trước bàn thờ tổ tiên về việc con cháu đi lấy chồng và lấy vợ về nhà.

Đây cũng là tập tục được coi như lễ ra mắt của cô dâu chú rể đối với gia đình nhà chồng và nhà vợ. Ngày cưới, nghi lễ này tổ chức cả hai bên gia đình nhà gái và nhà trai. Tuy nhiên, ngày nay có gia đình lại muốn gộp chung lễ gia tiên của hai nhà lại với nhau. Điều này cũng là do xã hội hiện đại, mọi người muốn rút ngắn các thủ tục lại.

Lễ phả độ gia tiên

Là lễ hóa giải nghiệp chướng, tội lỗi, buồn phiền, đau khổ của các vong linh là ông bà tổ tiên của chúng ta. Lễ này được tổ chức khi các vong linh trong dòng họ chết vì tai nạn, chết tự tử,… tạo nghiệp chướng lên dòng họ, khiến người thân trong họ tộc đau ốm triền miên, bệnh hiểm nghèo, hiếm muộn không con cháu,…

Vì vậy, lễ gia tiên trong trường hợp này ý muốn hóa giải nghiệp chướng. Con cháu, người thân trong nhà sẽ không bị áp khí nặng nề đè nặng nữa. Có thể nói, khi người thân mất đi vì tai nạn đáng tiếc ai mà không đau lòng. Thế nhưng, người đã mất thì không thể sống được. Lễ này cũng để phần nào hóa giải đau thương cho người thân.

Nghi thức làm lễ gia tiên công giáo

Trước giờ, nhiều người nghĩ lễ gia tiên chỉ có ở đạo Phật và đạo công giáo làm gì có. Nhưng đừng lầm tưởng, dù là đạo gì thì mọi người cũng phải trải qua phong tục truyền thống này. Đã là người Việt, chúng ta cần biết được điều này.

Cách làm lễ gia tiên công giáo cho ngày cưới hỏi như sau:

  • Bàn Thờ: Gia đình theo đạo công giáo không có bàn thờ gia tiên. Nhưng trong nghi thức cưới hỏi lễ gia tiên có phần kính nhớ ông bà tổ tiên, có thắp đèn, thắp hương theo tục lễ cổ truyền. Vì vậy, gia đình lập thêm bàn thờ phía dưới bàn thờ Chúa. Trên bàn thờ chuẩn bị một bình hoa, một đĩa quả, bộ lư, ba nén hương lớn, cặp đèn Long Phụng.
  • Lễ rước dâu – Lễ xuất giá bên nhà gái: Họ nhà trai tới cổng nhà gái để rước dâu. Đầu tiên, người đại diện họ nhà trai hoặc bố chú rể và chú rể phụ gặp đại diện bên nhà gái xin vào nhà tiến hành lễ rước dâu. Chú rể phụ cầm khay trầu rượu. Đại diện bên nhà trai mời trầu rượu đại diện họ nhà gái . Sau khi được nhà gái chấp thuận, người đại diện bên họ nhà trai ra mời đoàn nhà trai vào. Trưởng tộc, cha mẹ chú rể và chú rể vào trước. Mâm quả trao xong đặt trước bàn thờ tổ tiên và thờ Chúa.
  • Nhà trai giới thiệu sính lễ, giới thiệu đoàn rước dâu và nhà gái giới thiệu thành phần gia đình tham gia lễ rước dâu. Cha mẹ chú rể mở mâm quả. Đại diện nhà gái hoặc cha của cô dâu mở hết sính lễ, không mở mâm trầu cau để cho cô dâu chú rể mở. Cô dâu ra mắt hai họ. Mẹ chú rể đeo tặng trang sức cho cô dâu. Cô dâu chú rể tiến tới bàn thờ thắp đèn cháy đều cùng lúc để lên bàn thờ tổ tiên.
  • Bàn thờ chúa đèn trắng đốt trước buổi lễ. Sau đó, ba cô dâu hoặc người đại diện đốt ba nén nhang trao cho cô dâu và chú rể mỗi người một nén, bái ba lần rồi cắm hương. Công đoàn hát bài “Xin Vâng” xong. Cô dâu chú rể bái một lần quay qua cha mẹ nhà gái và cùng hát “Cầu cho cha mẹ”. Nếu như cha mẹ cô dâu đã mất thì đứng trước bàn thờ, hoặc một trong hai mất thì người còn lại đứng trước bàn thờ người mất.
  • Bên nhà trai: Tương tự bên nhà gái, người đại diện đốt đèn , đốt ba nén nhang trao cho cô dâu chú rể mỗi người một nén. Hai vợ chồng bái ba lần trước bàn thờ Chúa và tổ tiên. Sau khi bái xong, cắm hương. Nếu trong gia đình còn bàn thờ ai thì lấy thêm nhang đốt và lạy mỗi nơi ba lạy.

Lễ gia tiên nhà gái

Cô dâu trước ngày xuất giá lấy chồng phải trải qua nhiều nghi thức. Điều này cũng đúng vì phải gả qua nhà người ta cần phải cẩn thận. Và các nghi thức lễ gia tiên nàng dâu thực hiện bên nhà mình lẫn nhà chồng.

Lễ cưới:

  • Bàn thờ gia tiên: Dọn dẹp sạch sẽ, trang trí đầy đủ bao gồm phủ vải đỏ, lư đồng, bát nhang, trà rượu, mâm ngũ quả. Trong đó, mâm quả có thể kết hình Long Phụng cho thêm long trọng, đẹp mắt, bình hoa tươi. Miền Bắc và miền Nam chuẩn bị con gà luộc nguyên con, đĩa xôi gấc đỏ,… Miền Trung không thể thiếu bánh phu thê.
  • Người tham dự lễ gia tiên bên nhà gái gồm:

Bố mẹ cô dâu, người đại diện gia đình nhà gái, cô dâu, chú rể.

Bố mẹ nhà trai người đại diện gia đình nhà trai.

Trong nghi lễ gia tiên nhà gái, nhà trai tới trình lễ, các mâm lễ vật để trước bàn thờ gia tiên. Cha cô dâu hoặc người đại diện mở các mâm lễ vật ra, trừ mâm trầu cau để mở sau. Cha cô dâu hoặc người đại diện làm lễ đặt đèn lên chân đèn, chuẩn bị làm lễ gia tiên.

Tiếp đến, bố cô dâu hoặc người nam đại diện họ nhà gái thắp hương, lên đèn, khấn nguyện. Sau đó, cô dâu chú rể làm theo thắp hương và lạy ba lần trước bàn thờ gia tiên. Sau đó, cô dâu chú rể quay ra bái cha mẹ cô dâu. Mẹ chồng trao quà tặng cho cô dâu.

Sau khi đấng sinh thành dùng trà bánh, nhà trai xin rước dâu và rước họ nhà gái về nhà trai dự lễ gia tiên nhà trai và dự tiệc cưới. Nhà gái sẽ tiến hành lại quả hay trả quả cho nhà trai, nhà gái trả lại một nửa số lễ nhà trai mang qua. Lễ gia tiên bên nhà gái cũng hoàn thành.

Ý nghĩa lễ gia tiên trong cuộc sống

Lễ gia tiên là phong tục tập quán mang ý nghĩa quan trọng trong ngày cưới hỏi từ xưa tới nay của người Việt. Đây là nghi thức văn hóa báo cáo trước bàn thờ tổ tiên về việc dựng vợ gả chồng cho con cháu, thể hiện lòng tôn kính, sự nhớ công ơn của tổ tiên.

Tục thờ cúng của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi ấy Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao. Do đó, tục thờ cúng tổ tiên là một nền tảng triết lý sâu sắc, vấn đề “dương danh gia tộc” được đề cao.

Lễ gia tiên có phải là một nét truyền thống của dân tộc?

Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây. Qua đó, lễ gia tiên cũng thể hiện lòng biết ơn ông bà, tổ tiên đã sinh thành, dưỡng dục, gây dựng cuộc sống cho con cháu.

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt từ lâu đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc làm người, một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Người dân Việt trọng chữ Hiếu với cha mẹ, lễ nghĩa với nguồn gốc của mình. Gia tiên là tổ tiên gia đình. Lễ gia tiên là một nét truyền thống dân tộc, không thể thiếu trong ngày trọng đại của con người.

Người dân Việt Nam trong ngày cưới hỏi trọng đại luôn thực hiện nghi thức lễ gia tiên như tập tục lâu đời báo cáo với tổ tiên cầu mong một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, răng long đầu bạc.

Có thể nói, lễ gia tiên là một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Dù bạn thuộc tôn giáo nào cũng phải biết quý trọng ông bà, cha mẹ. Nếu không ghi nhớ điều này thì không phải là người Việt Nam. Hãy luôn khắc ghi và thực hiện tròn đầy nghi lễ này!

 

 

 

Gọi ngay
Zalo
Chat FB