Cách bày mâm ngũ quả đẹp trong các ngày lễ

Cách bày mâm ngũ quả đẹp còn tùy theo từng vùng miền với những đặc trưng về khí hậu, trái cây và phong tục riêng. Cách lựa chọn các loại hoa quả khác nhau để bày mâm ngũ quả sẽ tùy thuộc vào từng vùng nhưng đều có ý nghĩa tốt đẹp. Mâm quả thể hiện được lòng thành kính của thế hệ con cháu đến với tổ tiên của mình.

Mâm ngũ quả của từng vùng miền

Như đã đề cập, từng vùng miền sẽ có cách chọn và trưng bày mâm ngũ quả đẹp khác nhau. Và cụ thể sẽ như sau:

Miền Bắc:

Người miền Bắc bày mâm ngũ quả dựa theo thuyết ngũ hành vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì vậy, mâm ngũ quả vào ngày tết cổ truyền phối theo năm màu tương ứng với ngũ hành là màu trắng – Kim, màu xanh – Mộc, màu đen – Thủy, màu vàng – Thổ.

Cách bày trí xen kẽ đẹp mắt, hợp phong thủy quả to nặng dưới cùng, đỡ quả mềm, nhỏ phía trên. Các loại quả thường là chuối (màu xanh), bưởi, phật thủ (màu vàng), hồng, táo, cam, quýt (màu cam, đỏ, hồng), nho, mận, hồng xiêm (màu đen). Chuối dưới cùng ngửa lên ôm bao bọc các loại quả còn lại.

Miền Trung:

Người dân miền Trung không câu nệ hình thức, sử dụng các loại quả có sẵn tại địa phương như thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt,… Sở dĩ như vậy cũng là do một phần vùng miền này có khí hậu khắc nghiệt.

Miền Nam:

Người miền Nam bày trí theo quan niệm “cầu sung vừa đủ xài” tương ứng với mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, người miền Nam chưng một cặp dưa hấu dán giấy đỏ, hoặc cầu kỳ hơn là khắc chữ thư pháp lên bề mặt dưa như Phúc, Lộc, Vạn Sự Như Ý.

Các loại quả thường gặp 

Người ta còn lựa chọn thêm các loại quả như dứa, thanh long, nho, hồng, bưởi,… cho mâm ngũ quả phong phú. Khác với miền Bắc và miền Trung: Người miền Nam kiêng vài loại quả mang tên không đem tới may mắn:

  • Chuối đọc gần với “chúi ” không phát triển.
  • Táo hay bom, lựu là lựu đạn, lê là lê lết mang ý nghĩa làm ăn thất bại, đổ bể.
  • Quýt, cam: Quýt làm cam chịu.

Ngày nay, mâm ngũ quả không chỉ có năm quả, con người có thể chưng tám, chín, mười quả vẫn phù hợp phong tục từng miền. Ông bà xưa quan niệm quả ngọt thơm mong ước cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy không chọn các loại quả vị đắng, cay chưng bày trên mâm ngũ quả.

Ngày cưới hỏi, gia đình cũng chuẩn bị mâm ngũ quả đẹp mắt, để thêm sự trang trọng những gia đình có điều kiện thường hay chọn cách kết mâm ngũ quả thành hình Long Phụng, hoặc hình tháp cao với mỗi tầng là một loại quả.

Mâm ngũ quả trong lễ cưới hỏi là những quả không quá to, nặng thường là nho, thanh long, mãng cầu, táo, cam, xoài, thơm được chọn lựa thật kỹ, vỏ láng mịn, tươi mới sẽ tạo ra mâm ngũ quả đẹp như ý. Mâm ngũ quả không chỉ là một phong tục mà còn gửi gắm những mong ước của con người.

Tết Trung Thu, mâm ngũ quả có thể trang trí đẹp mắt bằng cách cắt tỉa hoa quả thành hình các con vật dễ thương, gần gũi như heo, thỏ, chó,… Trẻ em rất thích điều này và mâm ngũ quả sử dụng trong dịp này cũng khá phù hợp.

Thế nào là mâm ngũ quả đẹp?

Mâm ngũ quả đẹp trước hết phải chọn màu sắc hài hòa. Các loại quả phải thật tươi, không bị dập nát, các quả to và nặng được xếp ở dưới cùng như bưởi, chuối, dưa hấu. Các loại quả nhỏ hơn và mềm hơn xếp trên xen kẽ nhau và phù hợp phong tục từng nơi. Chưng bày để mâm ngũ quả thật hài hòa để trông bắt mắt nhất.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả đẹp trước tiên các loại quả tươi mới nhất, vỏ quả láng sáng màu bóng, không trầy xước thâm đen dập nát. Tùy theo từng vùng có sự lựa chọn quả đặc trưng riêng. Nhưng dù khác nhau, mâm ngũ quả vẫn mang ý nghĩa:

  • Tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, nguồn cội, nhớ ơn sinh thành
  • Dưỡng dục cho thế hệ sau hưởng thành quả
  • Gửi gắm mong ước hạnh phúc, An Khang, thịnh vượng.

Mâm ngũ quả Trung thu đẹp và ý nghĩa

Mâm ngũ quả Trung Thu chọn các loại trái cây theo mùa thu từng vùng miền sẽ có các loại trái cây đặc trưng. Quả bưởi là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả mùa Trung Thu. Mâm ngũ quả sẽ thêm đặc sắc, lung linh khi bạn khéo tay cắt tỉa.

Không những vậy, gia chủ sẽ tạo hình đẹp mắt thành các loại quả thành hình các con vật ngộ nghĩnh như thỏ, chó, heo, chim công, cá,… Các loại quả trong mâm ngũ quả tết Trung Thu thường thấy là bưởi, nho, thanh long, dứa, cam, xoài,…

Mâm ngũ quả bình dị, nhưng nhiều màu sắc dễ thương, gần gũi thể hiện lòng biết ơn, báo hiếu đối với ông bà, cha mẹ cũng là dịp bày tỏ tình cảm thương yêu, gắn kết các thành viên trong gia đình. Đây là phong tục rất có ý nghĩa của người Việt.

Qua mâm quả, mọi người muốn gửi gắm tình cảm với người thân yêu và thưởng thức những thi vị của mùa tết Trung Thu như ngắm trăng, ngắm cảnh,uống trà nóng, ăn bánh, ăn các loại trái cây và trò chuyện, đốt đèn, vui cười dưới ánh trăng tròn sáng thật tuyệt vời. Chính vì vậy, cuộc sống không thể thiếu sự hỗ trợ của mâm quả.

Cách bày mâm ngũ quả đẹp miền Bắc

Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, cách thức bày trí mâm ngũ quả của người miền Bắc nước ta dựa theo luật ngũ hành. Ngũ hành gồm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ mang ý nghĩa sự sống hài hòa giữa vạn vật và trời đất mang đến cuộc sống an khang, Phúc Lộc đủ đầy. Người dân Việt Nam trọng lễ nghĩa, nguồn cội, tổ tiên, ông bà.

Truyền thống thờ cúng gia tiên rất được coi trọng. Mâm ngũ quả là lễ vật dâng cúng bàn thờ mỗi dịp lễ tết lớn quan trọng. Cách bày trí mâm ngũ quả miền Bắc đẹp phải phù hợp phong tục từ bao đời. Các loại quả có màu sắc tương ứng với ngũ hành:

  • Chuối màu xanh là Hành Mộc.
  • Đào, lê màu trắng là Hành Kim.
  • Mận, nho, hồng xiêm màu nâu, đen là Hành Thủy.
  • Bưởi, phật thủ màu vàng là Hành Thổ.
  • Cam, hồng, táo, quýt, quất màu hồng, đỏ, cam là Hành Hỏa.

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc như sau: Chọn các loại quả còn tươi mới, rửa kỹ và lau khô nước. Xếp nải chuối xanh giữa mâm ngửa lên bao lấy các quả còn lại, bưởi hoặc phật thủ để giữa nải chuối, các quả còn lại xếp xen lẫn màu sắc.

Mâm ngũ quả đẹp ngày tết

Mâm ngũ quả đẹp ngày Tết phù hợp tục lệ mỗi vùng và khí hậu, nông sản. Miền Bắc chọn quả có màu sắc ứng với năm màu trong thuyết ngũ hành thường là chuối xanh, bưởi vàng, hồng đen, quýt cam, đào trắng.

Miền Trung không có khắt khe trong việc chuẩn bị một mâm ngũ quả đẹp ngày Tết, cũng không kiêng kị như miền Nam. Sản vật có gì cúng nấy. Miền Nam theo quan niệm “cầu sung vừa đủ xài “, “cầu thơm vừa đủ xài “.

Tuy nhiên, miền Nam lại kiêng kị các quả có tên không mang lại may mắn như lựu, táo, lê, chuối. Ngoài ra, người Nam thường chưng hai quả dưa hấu to. Ngày nay, trái cây đa dạng, phong phú người dân trang trí cho mâm ngũ quả có nhiều hơn năm quả.

Bày mâm ngũ quả đẹp ngày tết

Mâm ngũ quả đẹp ngày tết miền Bắc: Chuối xanh để chính giữa, bưởi đặt trong nải chuối, cam, hồng, quýt mỗi loại vài quả xếp xen kẽ xung quanh sao cho màu sắc hài hòa tạo thành hình tháp.

Mâm ngũ quả đẹp ngày Tết miền Trung thường là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, quất, sung, cam, quýt. Quả to nặng để ở phía dưới đỡ các quả nhẹ hơn, mềm hơn ở trên. Chuối để ở giữa mâm, dưa hấu, bưởi xếp vào giữa, xen kẽ quả nhỏ như:

  • Nho
  • Táo

Vậy là mâm ngũ quả đầy đủ màu sắc sinh động, ý nghĩa cho một năm mới tốt lành. Mâm ngũ quả đẹp miền Nam là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, thanh long, dưa hấu, dứa. Mãng cầu, đu đủ nằm tương xứng hai bên mâm, dưa hấu ở giữa mâm.

Người trưng bày còn có thể cắt ở đuôi quả dưa cho bằng để quả dưa có thể đứng. Các quả còn lại thanh long, đu đủ, xoài xếp xung quanh xen kẽ , sung ở phía trên cùng. Cách bố trí mâm quả sao cho thật hài hòa để trông đẹp mắt nhất có thể.

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét đặc trưng, một nét đẹp truyền thống đáng tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Bạn cần phải tìm hiểu chi tiết để chọn được loại quả trưng bày sao cho hài hòa. Hy vọng các thông tin cung cấp trong bài hữu ích với mọi người!

Gọi ngay
Zalo
Chat FB