Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Ở Miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc vài ngày tết được lựa chọn các loại quả tươi mới, còn hơi xanh, chắc tay, da sáng, không bị dập úng. Các quả được rửa sạch để khô nước. Mâm ngũ quả thường thấy là chuối xanh, bưởi, đào, hồng, quýt. Chuối xếp giữa mâm, ngửa lên như hình bàn tay ngửa, bao lấy bưởi. Các quả đào, hồng, quýt xếp xen kẽ màu sắc. Mâm ngũ quả đặt trước bát hương trông hài hòa vô cùng.

Mâm ngũ quả ở miền Bắc

Hàng năm mỗi dịp gần tết cổ truyền dân tộc, gia đình nào cũng tất bật chuẩn bị mâm ngũ quả để lên bàn thờ chưng suốt mùa tết. Ở miền Bắc, nó được xem là lễ vật trang trọng:

  • Mang ước nguyện của gia đình cầu tài lộc, phú quý, sức khỏe
  • Lòng tưởng nhớ về nguồn gốc tổ tiên gia đình

Các thành viên trong gia đình cùng chuẩn bị nhà cửa, sum họp vui vẻ cầu mong một năm mới thuận lợi, thành công. Mâm quả có ý nghĩa về mặt tinh thần rất lớn đối với mỗi người dân, hiện diện trong các lễ hội lớn của dân tộc, là nét văn hóa đặc trưng ngày Tết đến, Xuân về.

Người dân Việt Nam dù ở nơi đâu trên khắp thế giới vẫn ghi nhớ tục lệ ngày Tết và chuẩn bị một mâm ngũ quả đầy đủ lễ vật mang cái không khí mùa Xuân, những kí ức về quê nhà. Một năm tết một lần là dịp người thân, anh em, bạn bè gặp mặt thăm hỏi, trò chuyện, vui chơi, giải trí đem lại ý nghĩa cho cuộc sống bận rộn.

Mâm ngũ quả đầy đủ màu sắc tươi mới, chỉnh chu tạo cho không gian thêm phần ấm áp, gần gũi, trang trọng. Mâm quả ngày tết miền Bắc thường lựa chọn các quả sau đây phù hợp thuyết ngũ hành với ngũ sắc tương ứng. Màu trắng – hành kim, màu xanh – hành mộc, màu đen – hành thủy, màu đỏ – hành hỏa, màu vàng – hành thổ.

 Gồm những quả gì?

Thường là chuối xanh, bưởi, phật thủ, cam, quýt, hồng, đào,lê, lựu, hồng xiêm, nho, táo,… Các loại quả thường có vị ngọt, hương thơm không đắng, cay. Đây là nét đặc trưng rất riêng chỉ có ở mâm ngũ chỉ có ở miền Bắc.

Những loại quả phù hợp nhất?

Mâm ngũ quả miền Bắc đẹp nhất là chuối xanh, bưởi, đào, hồng, quýt. Vì vậy, bạn sẽ thấy được mâm ngũ quả này phổ biến trong ngày lễ Tết, khai trương, Trung Thu,… Ý nghĩa của các loại trái cây này cũng rất sâu sắc mang may mắn cho mọi người.

Ý nghĩa 

Mâm ngũ quả miền Bắc phù hợp với thuyết ngũ hành của văn hóa phương Đông, ngũ quả là năm loại quả mang năm màu sắc tương ứng với ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ mang ý nghĩa cầu mong thịnh vượng.

Những điều tốt lành như ngũ phúc mà con người mơ ước tới. Chữ ngũ trong văn hóa Trung Hoa là biểu tượng của sự sống, các quy luật đều gộp vào số năm như: Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ tạng, ngũ cốc, ngũ phương,…

Quả biểu tượng của sung túc, dồi dào, trái cây biểu tượng của nguồn gốc, sự sinh sôi. Ngũ quả tập thành đầy đủ lễ vật dâng cúng. Mâm ngũ quả miền Bắc mang ý nghĩa của lòng tôn kính, nhớ ơn đối với tổ tiên, là lễ vật dâng lên thờ phụng tổ tiên và thần linh, mong cầu cuộc sống được An Khang Thịnh Vượng.

  • Chuối xanh: Tượng trưng cho sự sum vầy, đầm ấm, quây quần, hạnh phúc, may mắn, chở che. Chuối xanh cúng nguyên nải to, giống như bàn tay bao bọc, đỡ lấy các quả còn lại. Trong mâm ngũ quả người Bắc luôn hiện diện nải chuối xanh. Tuy nhiên, người Nam lại cữ không chưng chuối cho năm mới. Người dân miền Bắc sử dụng cả nải chuối không dùng riêng từng quả, còn xanh tượng trưng cho hành mộc như bàn tay Phật che chở mọi người trong gia đình. Chuối xanh là loại quả cúng quan trọng trong mâm ngũ quả người miền Bắc.
  • Phật thủ: Bàn tay của Phật che chở cho gia đình được may mắn, tránh xui xẻo. Loại quả này có màu vàng tươi đẹp mắt, màu vàng là màu sắc của mùa xuân, tượng trưng cho hành thổ.
  • Bưởi: Bưởi to nhiều múi, nhiều hạt, nhiều nước, ngọt mát thể hiện mong muốn An Khang Thịnh Vượng, có màu vàng tượng trưng cho hành thổ.
  • Quả lê, dưa lê: Thể hiện sự thành đạt, thăng tiến, công việc suôn sẻ. Người miền Nam kiêng quả lê vì chữ lê mang ý nghĩa lê lết làm ăn không phát triển. Lê màu trắng biểu tượng Hành Kim.
  • Cam, quýt: Chín mọng, tròn đầy, nhiều múi, nhiều nước, tượng trưng sự may mắn, thành đạt. Người miền Nam không sử dụng cam và quýt trong mâm ngũ quả vì mang ý nghĩa quýt làm cam chịu, tượng trưng hành thổ.
  • Lựu: Có màu đỏ, nhiều hạt cũng đỏ mọng, mang ý nghĩa con đàn, cháu đống. Theo quan niệm người miền Nam lựu nghĩa là lựu đạn nên không may mắn cho việc làm ăn nên thường không chưng lựu trong mâm ngũ quả. Lựu màu đỏ rực tượng trưng hành hỏa.
  • Táo: Màu đỏ thể hiện phú quý, giàu sang. Từ miền Nam gọi bằng tên bom. Nhiều gia đình người Nam cữ chưng táo vào mâm ngũ quả ngày tết. Loại quả này tượng trưng hành hỏa.
  • Thơm: Nghĩa là thơm tho, danh tiếng. Quả thơm hay dứa rất được ưa chuộng vì tên đẹp, màu sắc và hình dáng quả đẹp. Quả tượng trưng cho hành thổ.
  • Dưa hấu, bưởi: Vỏ xanh, ruột đỏ mang nhiều may mắn, thành đạt. Bên ngoài dưa hấu hay bưởi có thể khắc chữ phúc, chữ Lộc hay chữ Vạn Sự Như Ý càng tăng ý nghĩa may mắn ngoài ra có thể dán giấy màu đỏ theo phong tục người Hoa. Ngày nay, bưởi được trồng thành bưởi hồ lô khắc chữ mang ý nghĩa tốt lành. Tùy theo điều kiện gia đình, mâm ngũ quả cho ngày lễ Tết cổ truyền. Dưa vỏ màu xanh đại diện hành mộc.
  • Đào: Thăng tiến, quả có màu trắng tượng trưng Hành Kim.
  • Quất: Hạnh phúc, màu cam tượng trưng Hành Thổ.
  • Nho: Tượng trưng cho sự phong phú của cải vật chất, hóa giải điều xấu, đem lại may mắn và thành công. Quả tượng trưng Hành Thủy.
  • Hồng, Hồng Xiêm hay Sa pô chê: Hồng hào, tươi tốt. Các loại quả này tượng trưng hành Thủy.
  • Quả trứng gà (quả Lê ki ma): Lộc trời cho.
  • Mâm ngũ quả ngày Tết gồm các loại quả tươi ngon, tùy theo khu vực mà có cách chọn lựa các loại quả. Loại quả này tượng trưng Hành Thổ.>>Tìm hiểu thêm về  nguyên tắc nam tả nữ hữu

Bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc thường là chuối xanh, bưởi, hồng, quýt, đào. Mâm quả ở miền Bắc không thể thiếu chuối xanh. Đây là loại quả có vị trí quan trọng nhất. Chuối gần gũi với người Việt Nam. Người miền Bắc sử dụng nguyên nải chuối xanh đẹp mắt đặt dưới cùng ngửa lên như hình dáng bàn tay, nâng đỡ các loại quả khác trong lòng mang ý nghĩa che chở, bao bọc.

  • Chuối màu xanh mát mắt mang hành mộc, đại diện cho thiên nhiên. Giữa mâm xếp bưởi hay phật thủ đều được.
  • Các loại quả còn lại xếp lên, màu sắc xen kẽ nhau tạo thành một hình giống hình tháp mong muốn một năm tràn đầy hạnh phúc, ấm no ,đầy đủ.
  • Ngoài ra, có thể chọn các loại quả khác như cam, táo, lê, Lê ki ma, quất, ớt, mận, hồng,.. tùy theo mỗi gia đình, nhưng chuối xanh thì phải có.

Cách vẽ mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả trong ngày Tết mang tầm quan trọng trong văn hóa truyền thống dân tộc ta, khắc sâu trong kí ức tuổi thơ của mỗi người Việt Nam. Cứ mỗi độ Xuân sang, các gia đình nào cũng chuẩn bị mâm ngũ quả với các loại quả ngon nhất, tươi nhất để chưng trong ngày Tết.

Qua bài viết, mâm ngũ quả ngày Tết rất quan trọng trong mỗi gia đình. Vì vậy, chúng ta hãy chưng lên tổ tiên của mình mâm quả để tỏ lòng kính trọng tổ tiên của mình. Hy vọng các thông tin cung cấp trong bài hữu ích với tất cả mọi người!

> Xem ngay: Sập gụ tủ chè 

Trường Kỷ – Đặc Trưng Văn Hóa Người Việt

 

Gọi ngay
Zalo
Chat FB