Chữ Nhẫn Trong Cuộc Sống Có Ý Nghĩa Quan Trọng Như Thế Nào?

Trong gia đình người Việt Nam, thường treo chữ nhẫn thư pháp hay bày trí các vật phẩm phong thủy khắc chữ nhẫn để rèn luyện bản thân sức chịu đựng, sự bình tĩnh, thông minh vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn xảy ra trong cuộc sống. Nhẫn giống như một triết lý sống giúp giữ mối quan hệ trong gia đình.

Chữ Nhẫn trong nhẫn cưới chính là biểu tượng minh chứng sự gắn bó của vợ chồng. Trong mối quan hệ gia đình luôn luôn xảy ra các vấn đề về yêu thương, quan tâm, cơm áo gạo tiền, con cái….Sự nhẫn nhịn trong hôn nhân rất quan trọng, nếu không giữ bình tĩnh trong các cuộc tranh luận, sẽ dẫn tới xung đột, giận dữ che lấp hết mọi yêu thương, gắn bó một cách đáng tiếc. Vì vậy, chữ nhẫn trong hôn nhân nhắc nhỡ mỗi người phải biết thông cảm, bình tĩnh, suy nghĩ cẩn trọng nhất , tha thứ khi có thể tránh việc đổ vỡ. Mọi việc từ tâm mà ra, cân nhắc thận trọng sẽ giải quyết được mọi vấn đề.

-Buồn lo, tức giận gây tổn hại không nhỏ tới cơ thể  sức khỏe của con người. Việc nhẫn nhịn trong cuộc sống giúp con người sống khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.

Chữ Nhẫn là gì?

Nhẫn là một danh từ mang ý nghĩa là sự chịu đựng. Nhẫn là một đức tính đẹp, thể hiện sự tự chủ của bản thân, giữ sự bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo rồi mới quyết định trước những khó khăn, áp lực của hoàn cảnh và người khác tác động tới mình.

Chữ Nhẫn trong tiếng Hán

Chữ Nhẫn trong tiếng Hán có chữ Tâm nằm dưới và chữ Đao nằm trên. Chữ Nhẫn có nghĩa có lương tâm, tấm lòng, suy nghĩ, tâm lý, đạo đức, chữ Đao có nghĩa là mũi nhọn làm chúng ta nhức nhối. Vì vậy, chữ Nhẫn mang ý nghĩa là sự chịu đựng của con người chấp nhận được những mũi nhọn của hoàn cảnh khó khăn, của người khác gây ra cho mình.

Khi chúng ta không chấp nhận được những vất vả, những điều xấu ảnh hưởng trực tiếp đối với mình thì chúng ta sẽ đau khổ, mưu tính tranh đấu để chống lại. Nhưng khi chúng ta chấp nhận thì tâm của chúng ta sẽ yên bình, nhẹ nhàng rồi.

Chữ Nhẫn thư pháp Trung Quốc

Chữ nhẫn thư pháp thường được ưa chuộng treo trong nhà và cũng là món quà ý nghĩa để tặng giúp chúng ta ghi nhớ giữ tâm bình tĩnh, nhẫn nhịn mỗi khi hành động, suy nghĩ, lời nói. Nhẫn là đức tính cần thiết đối với người thành công.

Chữ Nhẫn trong Nho giáo

Nhẫn nhịn, khiêm nhường là một mỹ đức truyền thống. “Nhẫn một lúc sóng yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao” vì vậy có nhẫn nại mới có thành tựu.

 Khổng Tử có câu ” Việc nhỏ không nhẫn, ắt làm hỏng việc lớn, một khi phẫn nộ, quên mất cả người thân và bản thân, há chẳng hồ đồ lắm sao, bậc quân tử không có điều gì phải tranh giành, quân tử nghiêm khắc mà không tranh” đấy chính là đức Nhẫn. Trong Thượng Thư là kinh điển của Nho Giáo, Chu Thành Vương nói ” Nhất định phải Nhẫn thì việc mới thành, tấm lòng bao dung thì mới có đức hạnh cao thượng”.

Chữ Nhẫn trong kinh doanh

Người xưa đã tốn nhiều giấy mực để viết về nó, đã răn dạy về lợi ích và tác hại xung quanh chữ Nhẫn. Ngày nay, con người muốn đi tới thành công trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ không thể thiếu chữ Nhẫn.

Trong kinh doanh, chữ Nhẫn không phải là hèn nhát, bất tài mà là nhẫn nại, nhẫn nhịn để bình tĩnh giải quyết vấn đề, áp lực, lắng nghe ý kiến của người khác, điều chỉnh cho hợp lý, kiên trì đi đến cùng, theo đuổi công việc của mình. Ngược lại, nếu không nhẫn được, gặp vấn đề khó khăn nảy sinh, phát sinh bực tức, hành động nóng nảy sẽ làm thất bại công việc. Việc kiên nhẫn đem tới những cơ hội và giúp chúng ta có đủ bản lĩnh, suy nghĩ, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc làm đem lại thành công nhất định trong kinh doanh và bất kỳ công việc gì khác.

Nhẫn không phải là nhịn nhục, cam chịu, mù quáng mà là sự kiên trì đòi hỏi lý trí, không nóng vội, bực tức dẫn tới không suy nghĩ rõ ràng. Nếu gặp vấn đề không hay, dùng trí tuệ để thấy đúng lý lẽ, buông bỏ mọi hơn thua với người khác và không cố chấp ôm phiền hận, sân si.

Chữ Nhẫn trong Phật giáo

Trong Phật giáo, Nhẫn là một pháp môn giúp cho hành giả diệt trừ chấp ngã, diệt trừ tham sân si đưa tới quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đạo Phật là tu tâm tu tánh mà để tu tâm an ổn thì phải nhẫn nhịn thật tốt. Trong cơn tức giận sẽ khiến gia đình tan nát, bạn bè từ mặt, công việc thất bại…

Nhẫn gồm có ba bậc là Sanh nhẫn, Pháp nhẫn và Vô sanh Pháp nhẫn.

-Sanh nhẫn hay còn gọi là hữu tình nhẫn, nghĩa là đem lòng giận dỗi với chúng sanh hữu tình, từ con vật tới con người.

-Pháp nhẫn còn gọi là phi tình nhẫn, nghĩa là đem lòng giận dỗi chúng sanh vô tình như cỏ cây, hoa lá, mưa nắng, nóng lạnh thời tiết….

Vo sanh pháp nhẫn là đức nhẫn tự nhiên của bậc Bồ tát. Còn duyên thì hợp, hết duyên thì tan nên các vị không chấp mình, không chấp người.

Nhẫn gồm có 3 phần Thân nhẫn, Khẩu nhẫn và Ý nhẫn

-Thân nhẫn khi thân đối diện với nghịch cảnh như thời tiết khắc nghiệt làm thân đau đớn, đói khát mà chịu đựng không chống cự là thân nhẫn.

-Khẩu nhẫn miệng không nói lời độc ác dù cho bị nhục mạ, mắng chửi là khẩu nhẫn.

-Ý nhẫn trong tâm không mang ý căm hờn, oán giận, trả thù người đã hại mình là ý nhẫn.

Nhẫn thế nào cho đúng với Pháp tu :

Mọi hành động của con người đều dựa trên bản ngã. Trong đạo Phật, con người phải mở lòng từ bi, không muốn chúng sanh đau khổ, sân hận, tranh đấu và diệt trừ sân hận của bản thân mình. Nhẫn nhịn là phương pháp sám hối thiết thực nhất bằng cách :

– Xem tất cả chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi là bà con quyến thuộc của mình .

-Những oan ức người khác gây ra cho mình là quả báu của việc mình đã từng gây ra trong nhiều đời kiếp trước. Như vậy, người theo đạo Phật mới không lo sợ trước nghịch cảnh và lấy đó làm động lực tiếp tục cố gắng vươn lên.

Lợi ích của Pháp tu Nhẫn là rèn luyện cho con người bản lĩnh, không lay động trước lời đàm tiếu, mắng chửi, lửa sân hận được dập tắt, kiêu căng, ngã mạn được diệt trừ, các mối quan hệ gia đình, xã hội được giữ vững, không có tranh chấp, chiến tranh, tứ tâm vô lượng. Chữ Nhận trong nhà Phật nói lên sự chịu đựng mạnh mẽ, phi thường.

-Nhẫn với Người : đối với những lời nói không đẹp, khó nghe , mắng chửi hay những hành động đánh đập nhưng chúng ta vẫn nhẫn được, không buồn giận, bỏ qua hết chính là nhẫn với người khác

-Nhẫn với mình : nhẫn với bản thân mình rất khó, sự đau đớn, bệnh tật cũng không rên la, hạn chế tới mức tối đa việc thể hiện nỗi đau đớn ra ngoài. Sự hưởng thụ của bản thân, đòi hỏi, thèm muốn điều gì, cái gì đặc biệt với người xuất gia.

-Nhẫn với hoàn cảnh, thời tiết : trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, nóng bức, đói rét chúng ta chịu đựng được không chùn bước, không nản ý chí, không than van. Những hoàn cảnh thuận lợi về mọi mặt nhưng suy đồi về đạo đức phải bỏ đi không hối tiếc.

Phật giảng dạy : ” Trong sáu phép siêu độ ( lục độ) và hàng vạn phép tu hành ( vạn hạnh), Nhẫn là đệ nhất “.

Học Nhẫn để thêm lòng yêu thương, thêm sự kiên trì, lòng từ bi, tâm trong sáng giúp cho cuộc sống thêm ý nghĩa, niềm tin vào tương lai tốt đẹp.

Tìm hiểu thêm Tranh Gỗ

Gọi ngay
Zalo
Chat FB