Chữ Phúc- Mỗi kiểu chữ lại mang một ý nghĩa sâu xa khác nhau

Mỗi độ tết đến, xuân về, mọi người đều chúc phúc cho nhau. Các gia đình treo chữ phúc để mong ước điều phúc sẽ tới. Vậy chữ Phúc mang ý nghĩa ra sao. Trong cuộc sống, chữ phúc thể hiện của hạnh phúc, may mắn. Chữ phúc gắn liền với những điều tốt đẹp vậy nên chữ phúc đi đôi với mùa xuân, muôn hoa muôn loài sinh sôi, nảy nở. Chữ phúc mang ý nghĩa tâm linh tốt đẹp, hạnh phúc trong cuộc sống.

 Khái niệm chữ Phúc

 

Chữ phúc còn gọi là phước là biểu tượng của sự may mắn, sung sướng, hạnh phúc. Phúc nằm trong ngũ phúc là phúc – lộc – thọ – khang – ninh mà con người đều mong cầu đạt được.

Chữ “phúc ” tương tự chữ ” phú” là giàu nên phúc được hiểu là những điều tốt đẹp, ấm no, đủ đầy vật chất và tinh thần.

Theo văn hóa người Trung Quốc, chữ Phúc dán ngược đây là một phong tục độc đáo. Chữ phúc lộn ngược có nghĩa là phúc đảo đọc gần giống phúc đáo là điều tốt, điều may mắn đến.

-Người Trung Quốc có sự tích về chữ Phúc dán ngược . Năm đó, vua nhà Minh là Thái Tổ Chu Nguyên Chương dùng chữ Phúc dán trước cửa nhà để làm đánh dấu chuẩn bị cho việc giết người. Vào ngày tết Nguyên Tiêu, vua Chu Nguyên Chương đã cởi áo long bào giả trang thành một ông chủ, dạo chơi trên đường phố Nam Kinh ngắm hoa đăng. Minh Thái tổ thấy nhà nào cũng cắt hoa giấy, treo đèn lồng, dán câu đối đỏ, tất cả cảnh tượng ăn mừng vui vẻ, hân hoan. Sau khi qua vài dãy phố, có một cổng nhà, treo bức tranh một người phụ nữ ngồi trên lưng ngựa, ôm trái dưa hấu lớn. Minh Thái tổ cho rằng bức tranh này là châm chọc xuất thân bần hàn của hoàng hậu lúc bấy giờ mang hiệu Mã Hoàng hậu. Hoàng đế sai người dán chữ phúc trước cửa nhà người này, để làm dấu ngày hôm sau về triều đình sẽ trị tội cả gia đình, dòng họ. Mã Hoàng hậu là người nhân từ, bà biết được bèn nghĩ ra kế sách để tránh đại họa này. Bà lệnh cho mọi nhà trong thành treo chữ Phúc trước bình minh để quân lính không thể tìm ra nhà nào. Trong đó có một gia đình treo chữ phúc bị ngược. Ngày hôm sau, quân lính không tìm được gia đình đã treo bức tranh bôi nhọ hoàng hậu vì tất cả các ngôi nhà đều có dán chữ phúc. Quân lính bèn bắt giữ gia đình đã dán chữ phúc ngược về chịu tội. Mã Hoàng hậu thấy sự tình không hay liền nói với Chu Nguyên Chương. Chữ Phúc dán ngược là phúc đảo đồng âm với đáo. Gia đình kia biết hôm nay có hoàng thượng viếng thăm nên đã cố tình dán chữ phúc ngược để tỏ tấm lòng thành. Vua Chu Nguyên Chương nghe có lý lẽ, nên hạ lệnh thả người. Một đại họa cuối cùng đã tiêu tan hóa dữ thành lành. Từ đó về sau, để tưởng nhớ tấm lòng nhân từ của Mã Hoàng Hậu và cũng hướng tới điều tốt lành, may mắn trong năm mới, người dân đã dán chữ Phúc ngược ngoài cổng nhà mình.

-Giai thoại thứ 2 cũng thời nhà Minh có một người thợ mộc giỏi. Những bông hoa được ông chạm khắc giống như hoa thật, mọi người đều thán phục tài nghệ của ông gọi ông là Thái Sơn. Một hôm, một người thuê ông xây cất cửa hiệu. Ông cùng đám đệ tử làm và không bao lâu cửa hiệu hoàn thành. Ngày khai trương, người chủ đã giết mấy đầu lợn để thiết đãi thầy trò Thái Sơn và bạn hữu. Sau đó, người chủ gói thịt, lòng gan cho thầy trò về nhà có sẵn thức ăn. Nhưng ông Thái Sơn đã hiểu lầm ý tốt của gia chủ, thấy trên bàn hết sạch lòng gan nên cho rằng chủ nhà không xem trọng, tiếp đãi không chu đáo. Sau khi dùng tiệc, trời tối ông cùng các đồ đệ làm ngược hết các cột hiên và cột chính của phòng lớn, muốn qua đó làm phép thuật cho việc buôn bán thô lỗ. Sáng hôm sau, gia chủ đó đã mời thầy trò ông dùng điểm tâm và đưa gói đồ ăn lớn để dùng dọc đường đi. Khi đi được nửa đường, thầy trò ông Thái Sơn đã nghỉ chân và ăn trưa thì ông ngạc nhiên phát hiện ngoài cơm còn nhiều lòng, gan, thịt lợn đã nấu chín. Vì thế, ông vô cùng cảm động và hối hận. Sau khi ăn xong, ông lấy từ trong rương mấy tờ giấy hồng rồi vẽ chữ Phúc lên, sai đồ để trở lại nhà chủ tiệm dán ngược chữ phúc lên những khung cửa đã bị đặt ngược để mọi người đi qua nhìn thấy biết là “phúc đáo” nghĩa là phúc đến. Các đồ đệ chạy đến nơi thì chủ tiệm đang đốt pháo ăn mừng khai trương. Họ liền dán ngược chữ phúc lên các cửa thì mọi người ở đó đều không hiểu lý do. Đồ đệ của ông Thái Sơn giải thích rằng đây là phúc đáo mọi người cùng niệm sẽ phát tài lớn. Quả nhiên, không bao lâu chủ tiệm phát tài lớn. Từ đó, cứ dịp khai trương và lễ tết của dân tộc, người ta đều dán chữ Phúc ngược để cầu phúc đến, lâu dần thành tập tục.

Chữ phúc thường được người Việt dán ở cửa nhà vào dịp lễ tết do ảnh hưởng phong tục và phong thủy âm dương ngũ hành của Trung Quốc nhằm cầu mong năm mới nhiều vận may, phúc lành tới nhà. Ở Việt Nam, chữ Phúc được dán thẳng không dán ngược như ở Trung Quốc.

Chữ Phúc trong tiếng Hán

Trong tiếng Hán, chữ Phúc mang nhiều nghĩa

-Phúc có nghĩa là thanh gỗ ngang gắn liền trục xe với thân bánh xe, có nghĩa là nan hoa bánh xe.

-Phúc có nghĩa là rắn độc : phúc xà ( rắn hổ mang).

– Phúc có nghĩa là bụng : tâm phúc, phúc mạc.

– Phúc có nghĩa là xem xét lại kỹ lưỡng hơn, lật lại: phúc khảo, phúc hạch.

– Phúc có nghĩa chiều ngang, khổ, bức, viền mép : phúc họa…

-Phúc có nghĩa là con dơi. Do đó hình ảnh con dơi tượng trưng cho may mắn, tốt lành, thuận lợi.

Chữ phúc gồm 3 chữ nhất – khẩu – điền biểu tượng ruộng vườn, đời sống no đủ.

Chữ Phúc Lộc Thọ Khang Ninh

Vào dịp đầu năm, theo phong tục lâu đời của dân tộc, giấy đỏ viết chữ Phúc được dán ở cửa, hoặc tranh chữ phúc treo không gian phòng khách, nơi trang trọng trong ngôi nhà, sảnh lớn…Ngoài ra, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tượng thần, lục bình…được bày trí để cầu mong tài lộc, thịnh vượng, hạnh phúc đủ đầy , sức khỏe, bình an trong cuộc sống. Trái cây được điêu khắc chữ phúc, chữ lộc được ưa chuộng vào ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Dưới nghệ thuật cắt tỉa tạo thêm vẻ đẹp cho dưa hấu, dừa mang không khí mùa xuân tươi vui, rộn ràng, sum họp.

Câu ngũ phúc ” Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh là năm điều phúc mà mỗi người, mỗi nhà đều mong muốn đạt được hạnh phúc, may mắn, tốt lành – giàu có, của cải – sống lâu, trường thọ – khỏe mạnh – bình an, yên ấm. Câu ngũ phúc thường được chúc tụng phổ biến trong văn hóa ngày tết của dân tộc.

Chữ Phúc hình tròn

Phúc là biểu tượng của sự mong cầu lớn, vì vậy vào ngày tết chữ phúc có mặt ở khắp mọi nơi trên quả dưa hấu, quả dừa, bưởi, ổ bánh , hộp mứt, trang phục,…Chữ Phúc thể hiện nhiều dạng thức thể hiện sự mong cầu của thế gian vô số kể như chữ Phúc tròn là đoàn phúc tự .

Chữ Hán Phúc Mãn Đường

Phúc Mãn Đường có nghĩa là Phúc đầy nhà, bao trùm ngôi nhà, sum vầy, đầm ấm. Theo Phong thủy, Phúc Mãn Đường thể hiện gia đình hạnh phúc, hòa ái thân mật, ông bà trường thọ, con cháu học cao đỗ đạt, công danh thăng tiến, nhiều lộc lá, tiền của. Ngoài ra, còn nói tình bạn khăng khít.

Chữ Phúc được thể hiện nhiều hình thức phong phú trong cuộc sống để mong cầu những điều hạnh phúc, cát tường , may mắn đến với gia đình mình.

Hằng năm vào dịp tết đến, xuân về, mọi người đều chúc phúc lẫn nhau. Các gia đình thường treo chữ phúc nơi trang trọng trong nhà mình. Chữ Phúc mang ý nghĩa quan trọng như một nét văn hóa truyền thống dân tộc mong cầu nhiều may mắn, vui vẻ . Chữ phúc gắn liền với những điều tốt đẹp vậy nên chữ phúc đi đôi với mùa xuân, các loài hoa sinh sôi, nảy nở, rực rỡ. Chữ phúc mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, hạnh phúc trong cuộc sống.

Chữ Phúc Nho

Chữ Phúc gồm 3 chữ tạo thành là nhất – khẩu – điền có nghĩa như bình rượu đầy, ruộng vườn thể hiện sự ấm no, đầy đủ.

-Chữ Phúc tương đồng với chữ Phú chỉ sự giàu sang, ấm no, tiền bạc, của cải vật chất dư thừa, thoải mái từ lâu có nhiều hình tượng biểu thị chữ Phúc như đồ vật phong thủy trang trí, kiến trúc , trang phục, cánh thiệp chúc xuân, mâm ngũ quả ngày tết, bàn thờ gia tiên, lịch treo tường …

-Ngày tết cổ truyền ngày xưa, người Việt có tập tục đi xin chữ hay mua chữ thể hiện ước nguyện cao quý nhất vào năm mới. Chữ Phúc được đọc trãi ra là phước. Người hoa chơi chữ sử dụng hình ảnh con dơi, hai con dơi là trùng phúc, năm con dơi là ngũ phúc. Bao nhiêu điều tốt đẹp trên đời quy vao chữ phúc vì vậy mỗi giia đình đều treo chữ Phúc to trong gia đình.

Chữ Phúc Lộc Thọ bằng tiếng Hán

Phúc Lộc Thọ là ba ước vọng lớn trong cuộc sống tươi đẹp .Phúc Lộc Thọ là 3 vị thần gọi là Tam Đa, thường gắn liền với nhau đem lại cuộc sống viên mãn.

1.Phúc có nghĩa những sự tốt lành, phú quý, thọ khảo, khang kiện…hưởng phúc.

-Phúc có nghĩa vận may, cơ hội tốt : khẩu phúc, nhỉ phúc, nhãn phúc.

-Phúc có nghĩa là lợi ích : vạn phúc, phúc lợi.

-Phúc nghĩa rượu thịt dùng việc tế lễ.

-Phúc là một phép thời xưa, phụ nữ đặt tay sau lưng, nắm lại để kính lạy .

-Phúc nghĩa là giúp đỡ : ban phúc, tạo phúc.

-Phúc nghĩa là con dơi.

2.Lộc có nghĩa tốt lành :gia lộc, phúc lộc.

-Lộc có nghĩa lương bổng : bổng lộc.

-Lộc là tên một giống linh thú : thiên lộc.

-Lộc là ông thần tài tượng trưng cho giàu có, thịnh vượng. Gia đình nào cũng thờ vị thần tài cầu mong làm ăn thuận lợi, sự nghiệp thành công. Màu xanh lục, chữ lục trong chữ Hán đọc gần âm với lộc, nên màu xanh là màu hy vọng, tiền của. Con hươu trong chữ Hán cũng đọc là lộc.

3.Thọ : nghĩa là sống lâu, lâu dài , tuổi già.

-Thọ có nghĩa là tuổi đời, niên kỷ : trung thọ, thượng thọ.

-Thọ có nghĩa ngày sinh nhật : chúc thọ, mừng thọ.

-Thọ có nghĩa đồ dùng chuẩn bị sẵn khi qua đời như, quần áo để mặc cho người mất gọi là y thọ, quan tài để sẵn dùng khi qua đời gọi là thọ mộc.

-Đời xưa dùng vàng lụa tặng cho người tôn kính, dùng rượu ..cũng gọi là Thọ.

Chữ Phúc treo ngược

Theo văn hóa Trung Hoa, mỗi dịp tết cổ truyền các gia đình dán giấy đỏ với chữ Phúc ngược. Chữ Phúc ngược là Phúc đảo, đọc âm chữ đáo giống với chữ đảo. Chữ đảo trong tiếng Hán là tới, đến vì vậy Phúc đáo là Phúc đến là điều may mắn, điều tốt đẹp đến nhà.

-Giai thoại 1 : Người Trung Quốc có sự tích giải thích về chữ Phúc dán ngược . Năm đó, vua nhà Minh là Thái Tổ Chu Nguyên Chương vào ngày tết Nguyên Tiêu, vua Chu Nguyên Chương đã cởi áo long bào giả trang thành một ông chủ, dạo chơi trên đường phố Nam Kinh và ngắm hoa đăng. Vua Minh Thái tổ thấy nhà nào cũng làm cắt hoa giấy, treo đèn lồng lung linh, dán câu đối đỏ, tất cả cảnh tượng ăn mừng vui vẻ, nhộn nhịp vua rất vui mừng. Sau khi qua vài dãy phố, có một cổng nhà, treo bức tranh một người phụ nữ ngồi trên lưng ngựa, tay ôm trái dưa hấu lớn. Minh Thái tổ cho rằng bức tranh này là châm chọc, nhục mạ xuất thân bần hàn của hoàng hậu lúc bấy giờ mang hiệu là Mã Hoàng hậu. Hoàng đế sai người dán chữ phúc trước cửa nhà người này, để làm dấu ngày hôm sau về triều đình sẽ trị tội cả gia đình người này cho hả giận. Hoàng hậu là người nhân từ, bà biết được bèn nghĩ ra kế sách hay để tránh đại họa này. Bà lệnh cho mọi nhà trong thành treo chữ Phúc trước bình minh để quân lính không thể tìm ra nhà nào. Trong đó có một gia đình treo chữ phúc bị ngược. Ngày hôm sau, quân lính không tìm được gia đình đã treo bức tranh bôi nhọ hoàng hậu vì tất cả các ngôi nhà đều có dán chữ phúc. Quân lính đành bắt giữ gia đình đã dán chữ phúc ngược về chịu tội. Mã Hoàng hậu thấy sự tình không hay liền nhanh trí nói với Chu Nguyên Chương. Chữ Phúc dán ngược là phúc đảo đồng âm với đáo. Gia đình kia biết hôm nay có hoàng thượng viếng thăm nên đã cố tình dán chữ phúc ngược để tỏ tấm lòng thành. Vua Chu Nguyên Chương nghe có lý lẽ, nên hạ lệnh thả người. Một đại họa cuối cùng đã tiêu tan hóa dữ thành lành. Từ đó về sau, để tưởng nhớ tấm lòng nhân từ của Mã Hoàng Hậu và cũng hướng tới điều tốt lành, may mắn trong năm mới, người dân đã dán chữ Phúc ngược ngoài cổng nhà mình vào dịp đầu năm..

-Giai thoại thứ 2 cũng thời nhà Minh có người thợ mộc rất tài giỏi, mọi người đều thán phục tài nghệ của ông gọi ông là Thái Sơn. Một hôm, có một người thuê ông xây cất cửa hiệu. Ông cùng các đệ tử làm và không bao lâu cửa hiệu đã hoàn thành. Vì hiểu lầm gia chủ mà ông đã cố tình sửa hoa văn cửa trong gia đình bị ngược, nhầm làm việc làm ăn của chủ nhà bị thất bại, nhưng sau khi biết được sự thật, ông đã sai đệ tử sửa sai bằng cách dán chữ phúc ngược lên . Từ đó, việc làm ăn của chủ nhà rất thuận lợi, trở nên phát tài.

Đó là 2 giai thoại giải thích việc dán chữ phúc ngược mang ý nghĩa phúc đến đem lại nhiều vận may và tài lộc, thịnh vượng trở thành tập tục trong ngày lễ tết quan trọng của người Trung Quốc . Người dân Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa nhưng vào ngày tết các gia đình dán chữ Phúc bình thường chứ không dán ngược.

Ý nghĩa chữ Phúc Đức

Ở nước ta, mọi việc xảy ra trong đời sống đều được căn cứ vào Phúc Đức. Phúc Đức là tiêu chuẩn thẩm định giá trị mọi hành động và tâm tư mỗi người.

Phúc Đức có nghĩa hiền lành, tốt bụng, bản tính tốt, lương thiện giúp người, ban ơn và may mắn. Phúc Đức luôn đi đôi với nhau làm phúc là tạo đức, có đức thì hưởng phúc.

Chữ phúc thường được người Việt dán ở cửa nhà vào dịp lễ tết  nhằm cầu mong năm mới nhiều vận may, phúc lành tới nhà.

Gọi ngay
Zalo
Chat FB