Ý Nghĩa Hình Ảnh Con Phượng Hoàng Trong Phong Thủy

Con Phượng là loài chim chỉ có trong truyền thuyết cùng với Rồng.Từ xa xưa, hình ảnh Phượng Hoàng thường được dùng trang trí trong cung điện, nơi sinh sống của vua chúa hoàng tộc cao quý. Theo phong thủy, Phượng Hoàng là biểu tượng của sự sống, sự tái sinh mạnh mẽ. Rồng mang yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa và Phượng mang yếu tố âm tượng trưng cho hoàng hậu.

Phượng – tượng trưng cho vua chúa

Gợi lên đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam

Thân hình chim Phượng Hoàng còn gọi là Phụng Hoàng mang đức tính cao đẹp. Đặc điểm của con linh vật này:

  • Đầu Phượng Hoàng tượng trưng cho đức hạnh.
  • Đôi cánh nói lên tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ.
  • Bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn.
  • Chiếc lưng thể hiện cách đối nhân xử thế khéo léo.
  • Bụng Phượng Hoàng biểu thị sự đáng tin cậy

Chính vì thế, hình ảnh Phượng Hoàng được sử dụng rất nhiều trong những đồ dùng nội thất theo lối xưa của người Việt Nam như đồ sành sứ, trường kỷ, sập gụ tủ chè, bàn ghế lối xưa……

>> Xem thêm:

Sập Gụ Tủ Chè – Mẫu Mới 2020

Trường Kỷ – Đặc Trưng Văn Hóa Người Việt

Hình ảnh Phượng được khắc họa trên bình sứ

Con Phượng Hoàng cùng Bàn cổ tạo ra thế giới

Trong văn hóa Trung Hoa, Phượng Hoàng là một nhân tố chính trong vũ trụ học. Theo thần thoại, sau khi thần Bàn Cổ thoát ra khỏi quả trứng khổng lồ, bốn sinh vật đã theo ông tồn tại là Rồng, Phượng Hoàng, Kỳ Lân, Rùa nằm trong tứ linh là Long Lân Quy Phụng.

Tứ linh: Rồng, Phượng Hoàng, Kỳ Lân, Rùa  là bốn loài vật linh thiêng cùng hợp sức với Bàn Cổ tạo ra thế giới. Thần Bàn Cổ và nhóm tứ linh đã tạo ra ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, tạo ra năm mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, phân chia thế giới ra làm năm khu vực Đông Tây Nam Bắc và trung tâm. Mỗi loài sẽ chịu trách nhiệm một phần năm tạo hóa. Phượng Hoàng đại diện cho hỏa, mùa hạ và phía Nam.

Những nét đặc trưng, nhẹ nhàng của Con Phượng Hoàng

  • Những truyền thuyết ca ngợi chim Phượng Hoàng về khả năng đánh giá tính cách và ban phước lành cho người thánh nhân,chính trực, nhân hậu. Chim Phượng Hoàng đậu xuống nơi nào là có gì đó quý giá được tìm thấy.
  • Loài chim này kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất bao gồm đầu gà, hàm én,cổ cao như chim hạc, đuôi thướt tha, rực rỡ như chim công, mỏ dài của diều hâu, tóc như chim trĩ, vảy của cá chép, móng của chim ưng, cao sáu thước.
  • Theo truyền thuyết, con Phượng Hoàng xuất hiện trong thời kỳ hòa bình, hưng thịnh cách đây bảy nghìn năm. Loài chim này biểu tượng của đạo đức tốt đẹp, sự thông thái, cao quý, duyên dáng.

Phượng Hoàng là cội nguồn của lịch sử

Hình ảnh con phượng được khắc họa bằng ngà

Phượng Hoàng thường được nói đến là một đôi chim cùng với nhau, như một phép ẩn dụ biểu tượng âm dương hòa hợp. Phượng là con chim trống, Loan hay Hoàng là con chim mái. Từ lâu ông bà ta có câu Loan Phụng hòa minh biểu tượng cho mối quan hệ chính thức giữa nam và nữ.

Theo văn hóa Á Đông, loài chim này hiện thân cho tính cách của người phụ nữ lý tưởng truyền thống khiêm tốn, trung thành, tốt bụng, nhân hậu. Quan niệm này đã gây cảm hứng cho các thế hệ người Trung Hoa mang biểu tượng hoàng hảo của hoàng hậu bên cạnh Rồng biểu tượng cho Hoàng đế.

Hình ảnh con Phượng Hoàng và Rồng thường đi cùng nhau được coi là loài vật may mắn, hạnh phúc, sức mạnh lâu dài. Vì vậy, loài chim quý hiếm này đã trở thành linh vật rất được coi trọng. Rồng và Phượng là biểu trưng của vua chúa, hoàng hậu được người người coi trọng. Các nước châu Á đều rất xem trọng loài Phượng Hoàng.

Vẻ đẹp quyền quý, cao sang của người phụ nữ 

Phượng Hoàng được mô tả có vẻ đẹp như loài chim có lông vũ óng ánh, sắc vàng sắc đỏ tuyệt đẹp lung linh kì bí, tung cánh như có vầng lửa bao quanh. Tiếng hót thánh thót mê hoặc, đuôi dài bốn nhánh đẹp tựa đuôi công, xung quanh còn nhiều lông nhỏ tăng lên mỗi đêm. Vì vậy, vẻ đẹp của chim Phượng Hoàng biểu tượng cho người phụ nữ đoan trang, nhã nhặn, tinh tế, hiền hậu.

Chính vì tượng trưng cho sự điềm lành, sự cao quý nên từ thời xa xưa, vua chúa đã gắn hình ảnh Phượng Hoàng vào các kiến trúc cung đình, ngai vàng, phụng bào, vương miện hoàng hậu, hoàng phi, trang phục, đồ trang sức quý giá, lăng mộ,… dành cho bậc đế vương, hoàng tộc.

Trong thần thoại, Phượng Hoàng là biểu tượng của sự ân sủng và đức tinh, linh vật thứ hai sau Rồng. Người châu Á, nhất là khu vực Á Đông thì con Phượng Hoàng là linh vật được tôn trọng. Loài chim này là đại diện của những điều tốt đẹp, may mắn trong cuộc sống. Ngày nay, hình ảnh con Phượng Hoàng được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống.

Biểu tượng vĩnh cửu của cái đẹp, quyền uy và thần thánh

Các bộ phận của chim Phượng Hoàng mang ý nghĩa riêng của nó, đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh tượng trưng cho gió, đuôi là tinh tú, lông tựa cây cỏ, chân là đất. Khi phụng bay và múa lượn như hoạt động của vũ trụ.

Vì vậy, Phượng Hoàng là biểu tượng của thánh nhân, của sự viên mãn, hạnh phúc. Trong truyền thuyết, Phượng Hoàng là loài chim kì diệu có thể mang khối lượng nặng hơn trọng lượng của mình nhiều lần, nước mắt có tác dụng chữa lành các vết thương. Ngoài ra, Phượng Hoàng sở hữu tiếng ca thánh thót, thần diệu.

Vì loài chim linh thiêng cao quý nên chim này sống trên những ngọn núi xa xôi rất cao hiểm trở mà con người không thể tới được. Phượng Hoàng là loài sinh vật thuần khiết, chỉ ăn trái cây và đọc được suy nghĩ của con người. Nếu có người mưu cầu sức mạnh, sự bất tử mà cố vượt những thử thách chết người để tìm chim Phượng.

Chúng sẽ dùng móng vuốt sắc bén để chống trả tới cùng. Nhưng nếu người cần hỗ trợ, sẵn sàng vượt qua chặng đường nguy hiểm, đọc được lòng thành chim Phượng sẽ ân cần giúp đỡ. Chim Phượng có bộ lông sặc sỡ rũ dài của chim công thể hiện cái đẹp đỉnh cao với năm màu cơ bản  vàng – trắng – đỏ – đen – xanh lá tương ứng với năm giá trị đạo đức của Nho giáo là Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín.

Theo thần thoại, chim Phượng Hoàng có khả năng tái sinh vậy nên hình ảnh chim Phượng mang biểu tượng của sự vĩnh cữu. Sau năm thế kỷ, chim Phượng Hoàng cổ đại sẽ tự đốt cháy mình, ánh hào quang tỏa chiếu, lông vũ tung phần phật và những ngọn lửa rực cháy, phân hủy thành tro tàn.

Tất cả rơi vào tĩnh mịch, sau ba ngày có chiếc mỏ chim non thò ra từ đống tro tàn kia và chim Phượng tái sinh. Loài chim thần thánh tự chữa lành khi bị thương, không thể đánh bại biểu tượng của lửa và thánh thần.

Phượng Hoàng là loài chim thần thoại và linh thiêng cho tới thời đại ngày nay. Hình tượng chim Phượng Hoàng vẫn được coi là hình tượng cao quý, kì bí, xinh đẹp tuyệt vời cùng với Rồng tạo nên sự hòa hợp phong thủy.

 

 

Gọi ngay
Zalo
Chat FB