Mâm Ngũ Quả Gồm Những Gì?

Mâm ngũ quả gồm các loại quả tươi ngon theo từng vùng miền có phong tục tập quán riêng và có khí hậu sản vật riêng. Dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng đều thể hiện lòng thành kính hướng về cội nguồn, tổ tiên, ông bà và ước nguyện được hưởng hạnh phúc, đủ đầy, bình an. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết nhất trong bài.

Mâm ngũ quả gồm những quả gì?

Do điều kiện khí hậu các vùng khác nhau, có các sản vật cũng như phong tục riêng nên mâm ngũ quả các vùng miền của Việt Nam có các loại quả khác nhau. Và các loại quả sử dụng cho từng vùng miền đất nước Việt Nam như sau:

  • Miền Bắc: Chưng mâm ngũ quả thường là chuối xanh, bưởi hay phật thủ, quả lê hoặc dưa lê, cam, quýt, lựu, đào, táo, nho, mận, hồng,…
  • Miền Nam: Bày trí mâm ngũ quả theo tên các loại trái cây có nghĩa may mắn, tài lộc như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, thơm, sung, dưa hấu, bưởi, thanh long, nho, hồng,…
  • Miền Trung: Các loại quả thường thấy là thanh long, chuối, dưa hấu, dứa, sung, cam, quýt, mãng cầu,…

Ý nghĩa của từng loại quả 

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa của các loại quả trong mâm ngũ quả này. Và cụ thể như sau:

  • Chuối xanh: Tượng trưng cho sự sum vầy, đầm ấm, quây quần, hạnh phúc, may mắn, chở che. Chuối xanh cúng nguyên nải to, giống như bàn tay bao bọc, đỡ lấy các quả còn lại.
  • Phật thủ: Bàn tay của Phật che chở cho gia đình được may mắn, tránh xui xẻo. Phật thủ màu vàng tươi đại diện hành thổ.
  • Bưởi: Bưởi to nhiều múi, nhiều hạt, nhiều nước, ngọt mát thể hiện mong muốn An Khang Thịnh Vượng.
  • Quả lê, dưa lê: Thể hiện sự thành đạt, thăng tiến, công việc suôn sẻ.
  • Cam, quýt: Chín mọng, tròn đầy, nhiều múi, nhiều nước, tượng trưng sự may mắn, thành đạt.
  • Lựu: Có màu đỏ, nhiều hạt cũng đỏ mọng, mang ý nghĩa con đàn, cháu đống.
  • Táo: Màu đỏ thể hiện phú quý, giàu sang.
  • Mãng cầu: Cầu nguyện.
  • Dừa: Vừa, không thiếu.
  • Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy, no ấm.
  • Xoài: Tiêu xài không thiếu thốn.
  • Sung: Ý nghĩa sung sướng, sung mãn, sức khỏe lẫn tiền bạc.
  • Thơm: Nghĩa là thơm tho, danh tiếng.
  • Dưa hấu: Vỏ xanh, ruột đỏ mang nhiều may mắn, thành đạt. Bên ngoài dưa hấu hay bưởi có thể khắc chữ phúc, chữ lộc hay chữ vạn sự như ý càng tăng ý nghĩa may mắn ngoài ra có thể dán giấy màu đỏ theo phong tục người Hoa. Ngày nay bưởi được trồng thành bưởi hồ lô khắc chữ mang ý nghĩa tốt lành. Tùy theo điều kiện gia đình có thể sắm mâm ngũ quả cho ngày lễ tết cổ truyền.
  • Thanh long: Tượng trưng cho rồng, mang ý nghĩa rồng mây hội tụ, thể hiện may mắn, thành công, tài lộc. Quả thanh long mang tên đẹp, hình dáng và màu sắc đẹp, vị ngọt mát, rất được ưa thích trong mâm ngũ quả.
  • Đào: Ý nghĩa thăng tiến.
  • Quất: Tượng trưng cho hạnh phúc.
  • Nho: Tượng trưng cho sự phong phú của cải vật chất, hóa giải điều xấu, đem lại may mắn và thành công.
  • Hồng, hồng xiêm hay sa pô chê: Hồng hào, tươi tốt.
  • Quả trứng gà còn gọi Lê ki ma: Lộc trời cho.

Mâm ngũ quả miền Bắc 

Khu vực miền Bắc nước ta, người dân bày trí mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật hòa cùng trời đất. Vậy nên, mâm ngũ quả có đủ năm màu sắc ứng với:

  • Màu trắng là Kim
  • Màu xanh là Mộc
  • Màu đen là Thủy
  • Màu đỏ là Hỏa
  • Màu vàng là Thổ

Cách sắp xếp bố trí các quả màu sắc xen kẽ, đẹp mắt và hợp với phong thủy. Mọi gia đình miền Bắc thuận theo quy luật bày cúng này thường là chuối xanh, bưởi, đào, hồng, quýt.

  • Chuối xanh đại diện cho hành mộc, không thể thiếu trong mâm ngũ quả miền Bắc.
  • Bưởi màu vàng đại diện Hành Thổ
  • Đào màu trắng đại diện Hành Kim
  • Hồng màu đen đại diện Hành Thủy
  • Quýt màu cam đại diện Hành Hỏa

Cách bày trí mâm ngũ quả miền Bắc là chuối xanh ở dưới cùng, trong mâm ngũ quả người miền Bắc phải có chuối xanh, nải chuối như bàn tay ngửa lên bao lấy các loài trái cây khác. Chuối còn xanh mang hành mộc, thiên nhiên, cỏ cây. Chính giữa là bưởi hoặc phật thủ. Các loại quả còn lại bày xung quanh xen kẽ.

Mâm ngũ quả miền Trung 

Miền Trung có khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên tai, hoa quả ít phong phú nên người dân miền Trung có gì cúng nấy. Người dân miền Trung quan niệm là thành tâm dâng kính tổ tiên quan trọng là quả tươi ngon.

Mâm ngũ quả miền Trung không theo thuyết ngũ hành như miền Bắc, cũng không kiêng kỵ tên các loại quả như miền Nam. Mâm ngũ quả thường thấy là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt,…

Mâm ngũ quả miền Nam 

Khí hậu miền Nam có phong phú các loại trái cây, người dân lựa chọn các loại quả có tên mang theo sự mong ước “cầu sung vừa đủ xài” và “cầu thơm vừa đủ xài”. Các loại trái cây tương ứng là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,…

Đặc biệt, người miền Nam không chọn cam quýt, lê, táo, lựu, sầu riêng cho mâm ngũ quả. Vì theo quan niệm truyền thống từ xưa là tên gọi của các loại quả trên đồng âm với những ý nghĩa không may mắn.

Không tốt đẹp cho năm mới nên được cử không cúng trong mâm ngũ quả ngày Tết. Các loại quả kiêng kỵ trong mâm quả như sau:

  • Cam, quýt mang ý nghĩa cam chịu, quýt làm cam chịu
  • Lê là lê lết, không phát triển, táo là bom
  • Bom sẽ nổ
  • Lựu là lựu đạn cũng sẽ nổ
  • Sầu riêng mang ý nghĩa u sầu, buồn

Do hoa quả, trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày nay không cứng ngắt chỉ có năm loại trái cây mà có thể thêm nữa cho nhiều màu sắc hơn, trang trọng hơn, nhiều lựa chọn hơn. Nhưng dù cho có hơn năm loại quả thì mâm ngũ quả vẫn được người dân gọi là mâm ngũ quả.

Vì chữ ngũ trong mâm ngũ quả có ý nghĩa là nhiều loại trái cây hợp với ngũ hành, ngũ phúc. Ngũ con số năm là con số chỉ trung tâm, và con số lẻ tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển.

Ngũ quả mang ý nghĩa là đầy đủ lễ vật vì vậy người dân Việt Nam dù nơi nào trên khắp thế giới vẫn khắc ghi truyền thống bày trí mâm ngũ quả ngày tết thật đẹp và đầy đủ. Đây như một cách thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, quê hương non sông đất nước của người Việt và mong cầu khởi đầu năm mới thuận lợi, thịnh vượng.

  • Mâm ngũ quả ngày cưới thường là thanh long, mãng cầu, xoài, nho,… Nhiều gia đình kết các loại trái cây tạo thành hình Rồng Phụng tăng thêm phần trang trọng, hoặc xếp thành hình tháp cao với mỗi tầng là một loại quả.
  • Tết Trung thu hay các dịp lễ giỗ lớn,… người dân chọn trái cây theo mùa. Đặc biệt, tết Trung Thu thường các gia đình các mẹ các chị khéo tay còn cắt tỉa hoa quả thành hình các con thú ngộ nghĩnh, đơn giản mà đẹp mắt, sinh động.

Mâm ngũ quả các vùng miền đều thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” nghĩa là tấm lòng hiếu thảo, thờ phụng tổ tiên, ghi nhớ công ơn người xưa tạo nên cuộc sống cho con cháu ngày nay. Đây là tập tục quan trọng cần được giữ gìn, truyền dạy cho các thế hệ sau. Mâm quả còn chứa đựng những ước nguyện hạnh phúc, phúc lộc, sức khỏe trong cuộc sống.

 

 

Gọi ngay
Zalo
Chat FB