Tìm Hiểu Sâu Về Ngũ Phúc Lâm Môn-Đồ Gỗ Minh Toàn

Trong cuộc sống, nhất là những gia đình truyền thống hay treo ngũ phúc lâm môn bằng tranh, đồng tiền… Và họ tin tưởng rằng điều này sẽ mang lại nhiều may mắn. Nhưng thật sự có phải vậy không thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhiều hơn trong bài viết. Và đó cũng là một truyền thống đòi hỏi con cháu phải biết và giữ gìn.

Tiền cổ với hình ảnh ngũ phúc lâm môn

Khái niệm

Ngũ phúc là năm điều phúc bao gồm: Trường Thọ, Phú Quý, An Khang, Hảo Đức, Thiện Chung. Trong đó:

  • Trường thọ là mệnh không chết sớm, tuổi thọ lâu dài.
  • Phú quý là tiền tài dư dật hơn nữa, địa vị cao quý.
  • An Khang là thân thể khỏe mạnh, tâm hồn bình an.
  • Hảo Đức là tấm lòng lương thiện và nhân hậu trầm tĩnh.
  • Thiện chung là dự đoán được ngày lâm chung của mình. Tới cuối cùng không gặp tai nạn bất ngờ, thân thể không đau ốm, nội tâm không lo lắng hay ưu phiền, nhẹ nhàng rời khỏi nhân gian.

Ngũ phúc lâm môn là năm điều phúc vào cửa . Do đó, cuộc sống con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi được sự trợ giúp của năm điều này. Và đó chính là lý do mà Ngũ Phúc Lâm được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống.

Ngũ phúc lâm môn là gì

Ngũ phúc lâm môn là một tổng thể hợp lại tạo thành cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Nếu tách rời thì cuộc sống không còn vui vẻ, hạnh phúc, yên ổn nữa. Ví dụ, người có tuổi thọ cao nhưng lại nghèo hèn qua ngày cũng không được hưởng hạnh phúc.

Ngược lại người phú quý cao sang nhưng cơ thể yếu đuối, có người nghèo mà thiện chung, người giàu có phú quý lại gặp tai nạn bất ngờ… Trong cuộc sống vạn biến, trường hợp hay hoàn cảnh nào cũng có thể gặp phải. Quan trọng là có biết vượt qua.

Quan trọng nhất trong Ngũ Phúc là Hảo Đức. Hảo Đức là tấm lòng lương thiện, nhân hậu trầm tĩnh, không tranh giành, đấu đá, không lo âu, buồn phiền, đây là tướng người có phúc nhất. Vì đức là căn nguyên của phúc, phúc là kết quả của đức mà thành.

Chỉ có Hảo Đức mới nuôi dưỡng được bốn điều phúc còn lại, làm cho ngũ phúc không ngừng phát triển, lớn mạnh lên. Việc này con người có thể làm được mới có câu những người già phải tích đức làm việc thiện. Một người đang hưởng phúc nhưng không biết tích đức thì cái phúc kia khó mà có thể bền bỉ được.

Câu đối ngũ phúc lâm môn ngày tết

Trong dịp lễ tết, họp mặt đầu năm, người ta thường chúc nhau câu “ngũ phúc lâm môn” tức sống lâu sống thọ, gia đình an khang hạnh phúc. Có được điều này, mọi người sẽ có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, tròn đầy.

Trong suốt cuộc đời, mấy ai có được trọn vẹn năm loại phúc này. Người xưa dạy rằng Hảo Đức gồm có tám phương diện bao gồm: Nhường nhịn, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Tám chữ này còn gọi là bát đức là tiêu chuẩn đạo đức của con người.

Ý nghĩa ẩn chứa trong”ngũ phúc lâm môn”

Sách viết rõ Hảo Đức thể hiện ra hành vi bao gồm năm phương diện : Ôn hòa, lương thiện, cung kính, tiết kiệm, nhường nhịn. Tâm tính ôn hòa là nhẹ nhàng, mềm mại sinh ra tâm sinh lý khỏe mạnh. Lương thiện là nhân từ, thương yêu mọi người. Người lương thiện, nhân từ thường xuyên bố thí, giúp đỡ người khác nên thường sống thọ lâu.

Cung kính là biết giữ lễ nghĩa, lễ độ thường tránh được tai ương, giữ được tâm thái bình tỉnh, an tường. Tiết kiệm là không hoang phí. Người cần cù tiết kiệm sẽ mang lại tài lộc, thân thể khỏe mạnh không sa ngã ăn chơi hay lòng tham mà đánh mất lương tâm, phẩm đức. Nhường nhịn chính là khiêm tốn, nhún nhường có thể khiến ôn hòa, lương thiện,cung kính, tiết kiệm phát huy được.

Trong cuộc sống, con người luôn nghĩ rằng mưu cầu hạnh phúc, vì vậy ai cũng nỗ lực làm việc, tập trung sức lực vào công việc mong sẽ có tài sản thay đổi cuộc đời mình và để lại cho con cháu sau này. Nhưng kỳ thực các bậc hiền đức xưa cho rằng chỉ có trọng đức hành thiện mới có thể thực sự lo cho tương lai.

Về sau bản thân cũng như con cháu sẽ được hưởng đức từ những việc thiện đã làm. Lợi ích chân chính bắt nguồn từ một lý trí sáng suốt, phân biệt rõ đúng sai từ đó mà lựa chọn con đường đúng, từ đó có được phúc báo, có được tương lai tốt đẹp. Theo đó, đạo đức của con người cũng được rèn luyện nhiều hơn. 

Chính vì ý nghĩa như vậy nên hình ảnh ngũ phúc lâm môn được sử dụng rất nhiều trong những đồ vật đặc trưng của văn hóa Việt Nam như sập gụ tủ chè, trường kỷ, tủ bày đồ cổ, bàn ghế lối xưa…

>> Xem thêm:

Sập gụ tủ chè – Mẫu mới 2020

Trường Kỷ Đặc Trưng Văn Hóa Người Việt

Ngũ phúc lâm môn tiếng Hán

Chữ Phúc là một chữ lâu đời nhất của Trung Quốc, xuất hiện trong giáp cốt văn, có hình dáng của đồ đựng rượu để tượng trưng cho cuộc sống thượng lưu của người xưa. Chữ này thường tượng trưng cho sự tốt lành, điều may mắn. Chữ Phúc trong từ điển Khai Trí Tiến Đức chính là điều tốt đẹp do việc nhân đức mà ra.

Vì vậy “Phúc Đức” luôn gắn liền với nhau. Theo chữ Hán chữ Phúc có chữ Nhất đặt trên chữ Khẩu, dưới cùng là chữ Điền có nghĩa là miệng chúng ta nói một lời thành tâm tốt đẹp sẽ được Phúc. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã hiểu ngũ phúc lâm môn ý nghĩa như thế nào rồi.

Chữ Phúc có cấu tạo từ bốn chữ Thị – Nhất – Khẩu – Điền:

  • Chữ Thị chỉ thiên thần và địa thần.
  • Chữ Nhất chỉ sự khởi thủy, duy nhất sau hóa thành vạn vật.
  • Chữ Điền chỉ việc cày ruộng, săn bắn.
  • Chữ Khẩu theo sách Thuyết Văn giải tự thì Khẩu (miệng) là bộ phận của con người.

Theo chữ Hán, chữ Phúc là biểu tượng của niềm tin của con người vào Thần và cầu nguyện mong ước có ruộng có vườn một đời no đủ. Ngũ phúc lâm môn chữ Hán luôn mang một ý nghĩa sâu xa tốt đẹp cho con người.

>> Xem thêm: Đức Lưu Quang- Mang hàm nghĩa, ý nghĩa vô cùng rộng lớn, sâu xa

Thiên Quan Tứ Phúc Ngũ Phúc Lâm

Câu nói Thiên Quan Tứ Phúc được hiểu là trời ban phúc bốn phương trong phong thủy xây dựng nhà cửa. Nhiều người cho rằng việc xây nhà cửa giữa hai nhà đối diện trực tiếp sẽ đem lại nhiều điều không tốt.

Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, nhà cửa xây dựng san sát thì việc cửa đối cửa là không tránh được.  Phương pháp để tránh được điều ảnh hưởng xấu nhiều người là dùng gương bát quái, chuông gió treo ở cửa để trấn át luồng khí xấu vào nhà.

Nhiều gia chủ sử dụng gương tam xoa, bát quái, bạch hổ, chuông gió để giải phóng điều xấu. Tuy nhiên, nếu bạn làm như vậy sẽ làm cho cuộc chiến giữa hàng xóm không bao giờ kết thúc. Việc cửa đối cửa không quá nghiêm trọng và khó giải như thế.

Để tránh được những điều xấu và giữ được hòa khí của hai nhà là treo bốn chữ “Thiên quan tứ phúc”, “Ngũ phúc lâm môn”… trước cửa nhà. Theo cách này, hai nhà đều hóa giải được hung khí theo phong thủy mà vẫn giữ tình cảm tốt giữ hàng xóm.

Vậy là giờ đây, gia chủ đã biết cách mang lại sự tốt đẹp và bình yên cho ngôi nhà của mình.

>> Xem thêm: Nam Tả Nữ Hữu: nguyên tắc được áp dụng nhiều trong đời sống

Tranh ngũ phúc lâm môn

Thú chơi tranh phong thủy và thư pháp ngày càng phổ biến hơn đặc biệt vào dịp lễ tết. Khi đó, mọi người sắm sửa trang hoàng nhà cửa để chào đón năm mới. Treo tranh ngày tết trở thành một phong tục văn hóa không thể thiếu.

Điều này giúp mang lại không khí ngày tết quê hương. Tranh ngũ phúc lâm môn mang phúc, lộc, thọ, khang, ninh tới với mọi nhà. Và ý nghĩa của nó thì đã được cung cấp trong bài. “Năm hết tết đến” ai ai mà không muốn mình được may mắn trọn vẹn.

Đồng tiền ngũ phúc lâm môn

Người Trung Quốc quan niệm con dơi là loài vật tốt lành, được gọi là phúc tử. Chữ Hán thì con dơi đồng âm với chữ Phúc trong tốt phúc, nên người Trung Quốc coi dơi là biểu tượng của chữ Phúc. Hình ảnh năm con dơi tượng trưng cho ý nghĩa “ngũ phúc lâm môn”.

Bên cạnh đó với chất liệu gỗ thơm đặc biệt, không gian căn nhà sẽ tránh được các loại côn trùng sâu bọ. Đồng tiền ngũ phúc lâm môn được treo trước cửa để mang tới nhiều điều may mắn cho gia đình.

Câu đối ngũ phúc lâm môn

Câu đối ngũ phúc lâm môn được coi như câu chúc vào ngày lễ tết. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống lưu lại bao đời nay và mãi về sau. Trong ngày đầu năm, mọi người chúc nhau bằng ngũ phúc lâm môn thì đã trọn vẹn lắm rồi. Mặc khác, nhiều gia đình còn treo tranh ngũ phúc lâm môn, đồng tiền ngũ phúc lâm môn…

>> Xem thêm: 

Chữ Nhẫn Trong Cuộc Sống Có Ý Nghĩa Quan Trọng Như Thế Nào?

Hiểu Hơn Về Chữ Tâm Trong Cuộc Sống Từ Xưa Tới Nay

Ngũ phúc lâm môn treo ở đâu?

Ngũ phúc lâm môn được treo nằm ngang trước cửa nhà là năm phúc đến cửa. Phong tục vào dịp lễ tết cổ truyền của người Á đông đặc biệt người Trung Quốc và Việt Nam. Dù sống tha phương, phong tục này vẫn được gìn giữ và phát huy.

Phong tục treo chữ và treo tranh hay đồng tiền “ngũ phúc lâm môn” không thể thiếu trong văn hóa lễ tết người Việt Nam. Cổ nhân có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Điều này có nghĩa là tin tưởng vào những điều đem lại may mắn, bình an, phúc lộc luôn trong tâm tưởng của con người.

 

Gọi ngay
Zalo
Chat FB