Ý Nghĩa Của Tứ Linh Trong Phong Thủy

Tứ linh được sử dụng phổ biến trong văn hóa, kiến trúc Việt Nam từ cung đình, dòng dõi hoàng tộc, đền chùa. Ngày nay, hình tượng tứ linh sử dụng nhiều trong kiến trúc, nội thất, phong thủy thể hiện giá trị rất cao. Về phong thủy, tranh tứ linh phong thủy, tượng tứ linh và các vật phẩm phong thủy khác được nhiều gia chủ ưa chuộng.

Trong phong thủy, tứ linh hội tụ là Thanh Long – Bạch Hổ – Chu Tước – Huyền Vũ (Rồng xanh – Hổ Trắng – Chim Công – Rùa Đen):

  • Thanh Long – Rồng Xanh: Con vật đứng đầu tứ linh, mang ý nghĩa loại trừ thị phi, thúc đẩy con đường công danh, sự nghiệp thành công, tránh tiểu nhân phá hại.
  • Bạch Hổ – Hổ Trắng: Tượng tự như Kỳ Lân, Bạch hổ là con vật linh thiêng báo hiệu điều tốt lành, biểu tượng cao quý, chế ngự hung thần, phá giải tà khí, nhiệm vụ bảo vệ gia chủ.
  • Chu Tước – Chu Điểu – Chim Công – Phượng Hoàng: Là biểu tượng cho sự tốt đẹp đường làm ăn, phát triển, thăng quan tiến chức, tránh được điều xui trong công việc, cuộc sống.
  • Huyền Vũ – Rùa đen: Phá giải sát khí, những điều bất lợi cho gia chủ.

Khái niệm 

Tứ linh là bốn loài linh vật Long, Lân, Quy, Phụng tượng trưng cho bốn nguyên tố trong tự nhiên nước, đất, lửa, gió. Mỗi loài linh thần đại diện cho các chòm sao chiếu mệnh.

Mâm đồng khắc hình ảnh tứ linh hội tụ

Rồng (Long):

Long là linh vật đứng đầu trong tứ linh, mang quyền lực tối cao. Rồng là con vật mà dân gian lưu truyền rằng là đại diện của những điều tốt lành, những ước nguyện, niềm tin của con người. Trong truyền thuyết, Rồng được con người tưởng tượng là sự kết hợp của đầu lạc đà, thân rắn, móng vuốt chim ưng, mắt tôm hùm, bàn chân hổ.

Rồng có bụng con sò, mũi, bờm, đuôi của sư tử, vảy cá chép (81 vảy dương và 36 vảy âm), sừng hươu, đùi thằn lằn. Từ thời cổ xưa, hình tượng Rồng tượng trưng cho dòng dõi vua chúa, quý tộc cao quý, đại diện cho nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, sinh sôi thuận lợi.

Thân hình của Rồng uốn lượn mềm mại gồm 12 khúc là 12 tháng trong năm, biểu tượng cho biến đổi thiên nhiên, thời tiết. Trong dân gian ta, mỗi năm Rồng thì thời tiết ô  hòa, mưa nhiều nên người nông dân rất thích. Có thể nói, Rồng không chỉ là biểu tượng của uy quyền mà còn là đại diện thời tiết thuận lợi.

Lân:

Trong ý nghĩa của tứ linh, lân là linh vật đứng thứ hai sau Rồng. Lân tượng trưng cho điềm lành, thịnh vượng, thái bình. Trong truyền thuyết, Lân là loài quái thú từ dưới biển, chuyên phá hoại mùa màng, có đầu nửa rồng nửa thú, thuộc loài nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rồng,mình vằn, đuôi giống trâu.

Trên đầu có một sừng ở giữa, thân giống hươu, có vảy khắp người, chỉ ăn cỏ, thần thái vô cùng sinh động, linh hoạt. Đức Phật Di Lặc hóa thành ông Thổ Địa thần kỳ lân thành linh thú hiền lành, giúp đỡ con người. Vì vậy, hình ảnh Lân và ông Địa thường gắn liền với nhau.

Vào dịp đầu năm mới hay khai trương làm ăn kinh doanh,… người ta thường tổ chức múa lân. Lân còn được gọi là Nhân thú là con vật chuyên làm việc thiện. Sừng Kỳ Lân không húc ai hay con vật nào cả là hiện thân của từ tâm. Lân thường là con cái, Kỳ là con đực nên loài vật này được gọi chung là Kỳ Lân.

Linh vật do con người tưởng tượng ra nên không có thật trong thật tế. Một dạng hóa thân khác của kỳ lân là long mã, chạy trên sóng nước. Long là rồng, mã là ngựa. Rồng bay lượn lên biểu tượng của thời gian, kinh tuyến. Mã chạy ngang biểu tượng cho không gian, vĩ tuyến.

Với tứ linh thú, lân khi kết hợp hình tượng long mã thể hiện sự tung hoành của đấng nam nhi, trí tại bốn phương, cho thời gian và không gian, như thể vũ trụ vận động và tượng trưng cho bậc thánh nhân.

Quy:

Trong số tứ linh, quy là rùa là linh vật có thật trong tự nhiên. Rùa có tuổi thọ cao, khả năng sống lâu trong thời gian dài không cần thức ăn. Vì vậy, rùa có tinh thần thanh cao, thoát tục, linh thiêng.

Rùa xuất hiện trong nhiều truyện cổ tích của nước ta từ thời kỳ An Dương Vương. Trong chùa Linh Ứng, hình tượng Rùa đội bia từ năm 1126, đến thế kỷ 15. Trong các chùa, những bức tường còn xuất hiện hình tượng Rùa đội chim Hạc.

Phụng (Phượng Hoàng):

Phụng bắt nguồn từ nền văn hóa Trung Hoa là loài chim đẹp nhất. Trong nền văn hóa phương Đông, Phụng là linh vật tối cao sánh đôi vối Rồng. Phụng đại diện cho vẻ đẹp cao quý, sức mạnh huyền bí, đức hạnh, duyên dáng, thanh nhã vì vậy hình ảnh Phụng đại diện cho hoàng hậu, cùng với Rồng đại diện cho Vua.

Phụng là linh vật trong truyền thuyết được hình tượng hóa bởi con người được miêu tả có đầu gà, mỏ diều hâu, vảy cá chép, tóc chim trĩ, đuôi chim công, móng chim ưng. Phụng xuất hiện trong thời kỳ hưng thịnh vượng được trưng bày đề thể hiện quyền lực, sức mạnh, cầu thịnh vượng.

Tứ linh trong tử vi

Trong tử vi, tứ linh đại diện bốn sao Long Trì, Bạch Hổ, Phượng Các, Hoa Cái hợp thành bộ sao gọi tắt là Long Phượng Hổ Cái. Bốn linh vật được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, nhất là trong đền chùa. Biểu tượng linh thiêng mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người. Khi viếng thăm những chốn linh thiêng, mọi người sẽ cảm thấy an toàn hơn.

Hình xăm tứ Linh

Con người tôn thờ bốn tứ linh Long- Lân- Quy- Phụng, người ưa thích hình xăm tứ linh thể hiện vẻ đẹp, quyền lực hay phong thủy. Bộ hình xăm tứ linh quen thuộc là Rồng Xanh, Hổ Trắng, Chim Công, Rùa đen. Có người gặp nhiều điều may mắn, cũng có người thì gặp phải điều xấu khi xăm không đúng vị trí, sai phong thủy.

Câu nói của người xưa dạy rằng: Tả Thanh Long- Hữu Bạch Hổ- Tiền Chu Tước- Hậu Huyền Vũ. Hình xăm tứ linh cần xăm đúng vị trí, đúng người, đúng hướng mời phát huy thuận lợi ,ngược lại gây phá tướng gia chủ gặp phải nhiều điều bất lợi.

Hình xăm Rồng xanh tượng trưng sự hoàn hảo, khả năng thích ứng tốt với môi trường, thể hiện sự thông minh. Hình Rồng xăm bên tay trái, đầu rồng hướng về phía bên trong. Tuổi thìn, mẹo, hợi, tuất thì không được xăm hình rồng.

Hình xăm hổ trắng thể hiện sức mạnh, dám nghĩ dám làm xăm ở tay phải, tuổi tỵ nên tránh xăm hình hổ trắng.

Hình phượng hoàng biểu tượng của thịnh vượng, thanh cao xăm ở ngực. Người tuổi dậu, tuất,mẹo không xăm hình Phượng. Tuổi thìn, tỵ, sửu rất hợp hình xăm này.

Hình Rùa đen có rắn quấn quanh thể hiện sức mạnh và sự trường tồn. Xăm sau lưng.

>> Xem thêm:

Sập Gụ Tủ Chè – Mẫu Mới 2020

Trường Kỷ – Đặc Trưng Văn Hóa Người Việt

Ý nghĩa 

Tứ linh có bốn loài, vì vậy tùy theo con vật mà có ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, loài nào cũng mang ý nghĩa tốt đẹp. Cụ thể như sau:

  • Rồng trong huyền thoại là con vật của trời, cao quý, sang trọng, quyền năng tối cao. Rồng là linh vật có khả năng hô mưa, gọi gió. Ngoài ra, Rồng giúp mang dương khí, ý chí, công danh, quyền lực. Vì vậy, linh vật này là điểm tựa của con người thể hiện ước vọng may mắn, ý chí vươn lên trong sự nghiệp, cuộc sống.
  • Trong tứ linh tử vi, Lân biểu thị của sự may mắn, cát tường. Hình ảnh Kỳ Lân luôn hiện hữu trong ngày lễ tết như lễ hội truyền thống dân tộc, lễ rằm trung thu của người Việt để mong cầu quý nhân giúp đỡ, nhiều điều may mắn. Hình tượng Lân từ thời cổ xưa tới thời nay dùng để xua đuổi tà khí. Lân là loài vật chuyên bảo vệ và canh giữ cửa nhà. Miệng Kỳ Lân há to trấn áp hung khí, hóa giải hung khí cửa nhà đối diện hoặc ở các ngã ba, ngã tư, ngã năm đường, góc nhọn, đường vòng chiếu vào nhà.
  • Quy được xem là hội tụ của trời đất âm dương. Rùa có bụng bằng tượng trưng cho mặt đất là âm, có mai vòm cong tượng trưng cho vòm trời là dương. Rùa sống lâu biểu trưng cho sự trường thọ, vững chắc trong công việc, công danh sự nghiệp.
  • Phụng hay Phượng Hoàng mang yếu tố âm tượng trưng cho hoàng hậu, hình tượng Rồng Phượng đại diện cho hòa hợp, hạnh phúc vợ chồng. Do đó, hình ảnh Rồng Phượng được trang trí trong lễ cưới hỏi ở Việt Nam, Trung Quốc để cầu chúc hạnh phúc lứa đôi lâu bền.

Hình ảnh tứ linh là biểu tượng thiêng liêng của người dân Việt mang nhiều ý nghĩa, niềm tin, may mắn. Vì vậy, trong cuộc sống ngày nay thì bốn linh vật này được sử dụng rất nhiều. Bạn sẽ thấy mọi việc được tiến hành thuận lợi và luôn gặp nhiều may mắn.

 

 

Gọi ngay
Zalo
Chat FB