Cách Khắc Phục Gỗ Bị Cong Vênh Mà Không Phải Ai Cũng Biết

Đồ gỗ nội thất mang một vị trí quan trọng đi cùng năm tháng bởi vẻ đẹp không bao giờ lỗi thời của chúng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng do tác động của thời tiết hay những yếu kém trong thi công mà sản phẩm gỗ bị cong vênh hay xệ.

Gỗ bị cong vênh phần nhiều do tác động của yếu tố thời tiết
Gỗ bị cong vênh phần nhiều do tác động của yếu tố thời tiết

Gỗ bị cong vênh là như thế nào?

Gỗ bị cong vênh là bề mặt của gỗ không còn như thiết kế ban đầu mà nhô lên gây mất thẩm mỹ, khó khăn trong quá trình sử dụng như cửa gỗ, cửa sổ, sàn gỗ, cửa tủ, bàn tủ bếp….

Các nguyên nhân 

1. Nguyên nhân khách quan

Gỗ bị cong vênh do sử dụng lâu năm và tác động từ môi trường. Và các yếu tố thời tiết ảnh và các nguyên nhân khác hưởng đến chất lượng của gỗ:

  • Do thời tiết của Việt Nam là nhiệt đới nóng ẩm, khí hậu thất thường nên gỗ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do khi gặp nước gỗ có đặc tính giãn ra để hút ẩm, gặp nắng nóng gỗ sẽ co lại dẫn tới nứt gỗ. Gỗ tiếp xúc thường xuyên với nắng mưa như vậy, lúc giãn lúc co thì dù gỗ có tốt cũng sẽ nhanh bị cong vênh, xệ và mối mọt.
  • Thời gian sử dụng quá lâu.
  • Do trọng lượng đồ vật để trên nội thất gỗ quá lớn gây sức ép nặng cũng gây xệ.

2. Nguyên nhân chủ quan

  • Chất lượng gỗ sử dụng không tốt, kém chất lượng thì gỗ nhanh chóng bị cong vênh.
  • Trong quá trình sử dụng không bảo quản tốt, thường xuyên tiếp xúc với nắng nóng và nước mưa ngấm vào làm sản phẩm gỗ xuống cấp.
  • Xử lý gỗ không đúng quy trình, độ ẩm tồn dư nhiều trong sản phẩm, thợ thi công không đúng kỹ thuật, tay nghề yếu.
    Gỗ bị cong vênh cũng do thi công không đúng kỹ thuật, tay nghề kém
    Gỗ bị cong vênh cũng do thi công không đúng kỹ thuật, tay nghề kém

Các loại gỗ bị cong vênh

Thường các nhóm gỗ bị cong vênh sẽ rơi vào các trường hợp được nêu dưới đây. Bạn có thể tìm hiểu và tránh sử dụng các loại gỗ này nếu muốn đồ vật của mình luôn mới đẹp. Cụ thể như sau:

  • Các loại gỗ trong tự nhiên không thuộc loại gỗ quý, không có chất lượng ,độ bền kém, không chịu được thời tiết khắc nghiệt như Sung, Muồng trắng, Trám trắng, Sồi Trắng….
  • Gỗ dăm, ván ép bột gỗ sợi dễ co ngót .

Cửa gỗ bị cong vênh

Cửa gỗ bị cong vênh

Bộ cửa gỗ được ưa chuộng trong các mẫu thiết kế nhà, biệt thự, công ty… bởi vẻ đẹp mộc mạc, sang trọng của nó, đặc biệt là làm từ các loại gỗ quý tự nhiên. Tuy nhiên, nếu sử dụng cửa gỗ tự nhiên mà không được xử lý tốt trong quá trình sản xuất sẽ dễ bị cong vênh.

Trong trường hợp gỗ bị cong vênh này, cửa gỗ sẽ bị giãn ra hoặc co lại làm cho bề mặt không còn như thiết kế ban đầu. Điều này làm cho các miếng gỗ không còn gắn kết với nhau, hoặc xệ xuống làm hai bên cánh cửa không còn bằng nhau nữa.

Với cửa bị hư hỏng, người dùng có thể khắc phục gỗ bị cong vênh hiệu quả sau đây:

  • Trong quá trình lắp đặt, gia chủ cần chọn những nơi khô ráo và ít bị ẩm thấp. Tốt nhất, bạn chọn khu vực có ánh nắng chiếu vào và thường xuyên vệ sinh cửa sạch lẽ, thông thoáng.
  • Nếu bạn chọn gỗ công nghiệp cho các cửa nhà mình, khi bị cong vênh thì bạn có thể tháo ra và hong khô. Hong trong khoảng từ 5 đến 7 ngày thì chúng sẽ khô, trả lại vẻ đẹp tự nhiên như cũ.
  • Lưu ý với người dùng, tình trạng cong vênh quá mức thì tốt nhất bạn nên thay một loại cửa mới. Mặc khác, bạn sử dụng quạt hay điều hòa để hong khô chứ không nên mang cửa ra phơi nắng.
  • Đối với những món đồ nội thất bằng gỗ khác, bạn cần tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào để tránh gỗ bị cong vênh. Bạn cũng có thể thiết kế mái che để cản nắng hay sử dụng gỗ cao cấp, chất lượng để hạn chế sự cong vênh, nứt nẻ.

Chống cong vênh cho gỗ

Việc lựa chọn gỗ tốt đề làm cửa trước quá trình thi công rất quan trọng, như vậy mới hạn chế được tình trạng gỗ bị cong vênh gây mất thẩm mỹ. Người dùng có thể chọn loại gỗ quý nhóm I, II, III như lim, gõ đỏ,… để sử dụng và tránh được cong vênh vì:

  • Có kết cấu chặt chẽ, dẻo dai , khó nứt nẻ, khó cong vênh
  • Được xử lý ngâm tẩm, chống giãn nở và cong vênh thật kỹ bằng hóa chất chuyên dụng, có thời gian phơi khô đủ điều kiện quy định.
  • Gỗ được xử lý ngâm nước bùn trong vòng một năm hoặc ngâm tẩm thuốc chống giãn nở, phơi khô.

Trong gia công gỗ, để hạn chế gỗ bị cong vênh, các sản phẩm như sàn gỗ, tủ bếp,… người thợ sử dụng bốn cách ghép thanh gỗ. Sau khi gỗ được xử lý, tẩm sấy sẽ được chẻ miếng rồi đưa vào cưa, bào, phay, ép ghép rồi được gắn lại với nhau bằng chốt liên kết và keo dán gỗ.

Với hình thức này, gỗ có độ đàn hồi khi chịu tác động thời tiết nên không bị xệ và cong vênh.

>> Tìm hiểu thêm:

Bàn Ghế Trường Kỷ – Xu hướng năm 2020

Những Ưu Điểm Của Gỗ Nhóm II

 Gỗ lim xanh: thân thuộc nhưng cũng xa lạ đối với nhiều người

Các cách ép để tránh gỗ bị cong vênh

Và các cách ép gỗ như sau để tránh việc gỗ bị cong vênh:

  • Ghép song song: Gỗ ghép song song gồm nhiều thanh gỗ có cùng chiều dài, có thể khác nhau về chiều rộng để ghép lại.
  • Ghép mặt: Hay còn gọi ghép nối đầu, gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, hai đầu thường được xẻ hình răng lược, rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó, người thợ tiếp tục ghép song song các thanh tạo nên vết ghép hình răng lược.
  • Ghép cạnh: Với cách ghép cạnh, các thanh gỗ được xẻ hình răng cưa ở bên cạnh rồi ghép lại với nhau. Sau đó, các thanh gỗ này được ghép song song lại.
  • Ghép giác: Là hình thức ghép mà ở đầu các thanh gỗ ngắn được xẻ tạo thành đầu nhọn, rồi ghép lại thành những thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Sau đó, người thợ tiếp tục ghép song song chúng lại tạo thành các miếng ván gỗ.

Cách phòng tránh cửa gỗ bị cong vênh

Khi nói về các món đồ bằng gỗ, cửa là vật tiện ích tiếp xúc nhiều với nắng mưa nhất. Vì vậy, vật dụng bằng gỗ này cũng yêu cầu bảo vệ khắt khe hơn các món đồ khác. Muốn tránh cửa gỗ bị cong vênh, người dùng cần phải lưu ý một số thông tin sau đây:

  • Sử dụng mái che để giữ phần cửa không bị tác động của nắng mưa như vậy mới bảo quản cửa luôn đẹp, bền vững trong thời gian dài.
  • Để cửa gỗ không bị xệ, cánh cửa nên làm kích thước vừa phải, không nên làm quá lớn. Kích thước thông thường cửa sổ rộng 60-80cm, các góc cửa sổ có ke vuông bằng thép chống gỉ, nhằm đỡ cho khung cửa luôn vuông góc với nhau, không bị xệ cánh.
  • Với cửa một cánh, chiều rộng không vượt quá 0,9m, chiều cao không quá 2,4m, chưa tính ô thông gió phía trên.
  • Với cửa 2 cánh mở quay, chiều rộng không vượt quá 1,8m, chiều cao không quá 2,4m, chưa tính ô thông gió.
  • Với cửa 4 cánh , chiều rộng không vượt quá 3m, chiều cao không quá 2,4m, chưa tính ô thông gió, nên sử dụng bản lề 3D (loại 120kg).
  • Với cửa sử dụng kính thì dùng loại kính 8mm , chịu cường lực chuẩn. Các góc cửa gỗ chính nên có các ke vuông bằng thép chống gỉ, giữ khung luôn vuông gốc, tránh xệ cánh.

>> Tìm hiểu thêm:

Sập gụ tủ chè – Mẫu mới 2020

Gỗ Muồng Đen Và Sự Quan Trọng Của Nó Trong Cuộc Sống

Các sản phẩm bằng gỗ luôn thu hút người tiêu dùng vì sự bền đẹp, chắc chắn theo thời gian. Chính vì vậy, người tiêu dùng luôn muốn tránh gỗ bị không vênh là chuyện đương nhiên. Qua đó, các cách phòng tránh gỗ bị cong, nứt nẻ luôn cần thiết và quan trọng.

Để các món đồ luôn mới đẹp, bạn nên tìm hiểu rõ cách phòng tránh tình trạng gỗ cong vênh và khắc phục. Những điều cần thiết này sẽ giúp cho người dùng an tâm hơn khi sử dụng các đồ vật bằng gỗ.

CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ MINH TOÀN

Địa chỉ: Xóm 9, Làng nghề Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định

Website: Dogominhtoan.com

Hotline: 0888.747.888

Gọi ngay
Zalo
Chat FB