Giới Thiệu Về Mẫu Nhà Thờ Tổ Tiên

Nhà thờ tổ tiên là nơi lưu giữ cội nguồn của dòng họ, răng dạy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, mang đến niềm tự hào cho con cháu. Nơi lưu giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, trong mỗi họ tộc đều có một nơi để thờ tổ tiên, các dịp cuối tuần hay đám giỗ, lễ tết con cháu dù ở nơi đâu cũng phải hội tụ về nơi này. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thật chi tiết trong bài viết để hiểu hơn về nơi linh thiêng này nhé!

Thế nào là nhà thờ tổ tiên?

Nhà thờ tổ tiên còn gọi là từ đường, nhà thờ họ là ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay một chi họ. Nhà thờ họ có ý nghĩa văn hóa tinh thần rất lớn với người dân Việt Nam. Hàng năm, vào ngày lễ giỗ tổ tiên tổ chức tại nhà thờ họ, dịp họp mặt lớn của dòng họ để tạo thêm sự gắn kết trong dòng họ.

Mỗi dịp Tết đến Xuân sang, hay dịp lễ giỗ,… người dân Việt đều chuẩn bị, dọn dẹp nơi thờ cúng ông bà tổ tiên. Điều này đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc trưng thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo, nhớ công ơn của tổ tiên,…

Nơi này đã tạo thêm sự gắn bó với các thành viên trong gia đình cầu mong nhiều may mắn, phúc lộc của tổ tiên cho con cháu làm ăn thuận lợi, thịnh vượng, đủ đầy, như ý. Vì vậy, dù ngược xuôi học tập hay làm việc nơi đâu thì cũng hãy nhớ ngày mà về với tổ tiên mình. Truyền thống cao đẹp cũng phần nào thể hiện được đạo đức con người.

Nhà thờ tổ tiên và nhà thờ tổ nghiệp có khác nhau không?

Nhà thờ tổ tiên và nhà thờ tổ nghiệp có khác nhau về người được thờ trong nhà thờ. Và điều đó thể hiện cụ thể qua:

  • Nhà thờ tổ tiên: Thờ tổ tiên của dòng họ, người sinh thành dưỡng dục.
  • Nhà thờ tổ nghiệp: Nghiệp là nghề nghiệp nghĩa là nhà thờ tổ nghề, tổ sư hay Đức Thánh tổ là người có công lớn đối với việc sáng lập ra và truyền bá một nghề nào đó. Người tổ sư có công tạo ra nghề gọi là tổ nghề. Tổ nghiệp được người đời sau, thế hệ tiếp bước tôn thờ, ghi nhớ công đức.

Tất cả các nghề đều có tổ nghề, có khi nhiều người là tổ của cùng một nghề và một người là tổ của nhiều nghề. Thờ tổ nghiệp được coi là một truyền thống tốt đẹp, nét văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện tấm lòng ghi nhớ công ơn của người sáng tạo.

Các phường nghề, làng nghề thường lập miếu, đền, đình riêng để thờ tổ nghề riêng của mình đang làm. Thờ phụng tổ nghiệp, người ta cầu mong tổ sư phù hộ cho công việc được thuận lợi, hanh thông, may mắn, kinh doanh buôn bán thành công.

Nhà thờ tổ trong chùa

Tổ trong chùa là các vị sư từng tu tập, từng là trụ trì ngôi chùa đã viên tịch. Nhà thờ tổ trong chùa hay còn gọi nhà tăng, hậu đường. Nhà chính điện, theo lối hành lang đến nhà hậu đường. Thực tế, mỗi ngôi chùa có kiến trúc riêng, đôi khi có những kiến trúc xây dựng nhà hậu đường sát bên cạnh nhà chính điện, ngay phía sau bàn thờ Phật.

Ở một số ngôi chùa, phía sau điện thờ Phật là điện thờ Thần, được gọi là tiền Phật hậu Thần phổ biến miền Bắc nước ta có:

  • Chùa gác chuông ở phía trước
  • Chùa gác chuông ở phía sau
  • Chùa gác chuông trên cửa Tam quan
  • Chùa đặt gác chuông trên nhà thờ tổ

Kiến trúc chùa theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc” là kiểu có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường phía trước với nhà hậu đường phía sau là nhà tổ. Kiến trúc này tạo thành một khung hình chữ nhật bao quang thượng điện và các kiến trúc khác ở giữa. Đây là dạng bố cục kiến trúc chính của điện thờ. Áp dụng để thờ tổ tiên trong nhà cũng được.

Mẫu nhà thờ tổ tiên đẹp

Về quy mô nhà thờ tổ được xây cất tùy vào điều kiện kinh tế, đóng góp của thế hệ con cháu trong dòng họ. Nhìn tổng quan, nhà thờ tổ tiên gần gũi tương tự kiến trúc nhà ở dân gian người Việt Nam ngày xưa.

Nhà thờ tổ tiên tạo lập xây dựng để thờ cúng tổ tiên nên thuộc sở hữu tư nhân, có ý nghĩa về tinh thần riêng của dòng họ. Loại kiến trúc này sẽ không giống công trình tín ngưỡng tâm linh công đồng, rộng rãi.

Về kiến trúc, thông thường nhà thờ tổ tiên là ngôi nhà hình chữ nhật nằm ngang với hai mái trước và sau, phổ biến là công trình nhà thờ tổ tiên từ 3 – 5 gian. Loại nhà thờ phổ biến là:

  • Một tầng, ba gian, lợp ngói, trang trí nhiều hoa văn Rồng, Phượng.
  • Hàng rào bao quanh, khuôn viên có vườn hoa và những cây lớn như cây Đại, cây Ngâu, cây Tùng, cây Mai

Các khu vực trung tâm, người đông nên hiếm thấy xây dựng nhà thờ tổ tiên như vậy. Thông thường ở những khu vực này, nhà thờ thường là một gian phòng trong ngôi nhà của con trai trưởng để thờ phụng tổ tiên của dòng họ.

Trong nhà thờ tổ, các ban thờ được bố trí theo chiều ngang, bài vị vị tổ cao nhất đặt ở gian chính giữa, bài vị các vị tổ thấp hơn được đặt đăng đối ở các gian hai bên. Về nội thất, bệ thờ đặt linh tọa, giá gương hoặc long ngai là nơi để bài vị tổ tiên.

Tùy vùng miền có nơi sử dụng một ống quyển hoặc một khối hộp chữ nhật bên trong hộp đựng gia phả, hộp được sơn son thiếp vàng, có phủ nhiễu điều bên ngoài. Vì vậy, dù điều kiện hay không gian thờ như thế nào thì con cháu cũng cần có nhà thờ tổ.

Gian thờ chính trong nhà thờ tổ tiên

Gian chính của nhà thờ tổ phải được bố trí sao cho nhìn vào có được sự tôn nghiêm nhất. Cụ thể hơn về không gian linh thiêng này như sau:

  • Bàn thờ tổ tiên

Tại gian thờ chính thường được chia làm 2 – 3 cấp. Cấp 1 ở ngoài là bàn ô sa, án gian thờ hoặc sập thờ. Cấp 2 là một  bàn thờ án hành hoặc một chiếc kệ đặt trên bàn thờ chính để ngai thờ bài vị. Bàn thờ án hành thông thường cao 1m47, được đặt trong cùng gian thờ chính, cao nhất đặt ngai thờ và khám thờ ở chính giữa.

Phía trước bàn thờ án hành là bàn ô sa thường cao 1m27. Bàn thờ đặt ở gian thờ chính, bố trí bộ đồ thờ tam sự, ngũ sự, mâm bồng, ống hương, đài nến, bát hương, đỉnh đồng,… Thông thường nhà thờ tổ tiên đều có bàn thờ ô sa hoặc chiếc sập thờ.

  • Bộ hoành phi câu đối

Được đặt ở gian thờ chính giữa. Bộ hoành phi thường dài khoảng 1m97, rộng 67cm. Đôi câu đối và cửa võng tùy vào diện tích gian thờ của từng nhà mà chọn kích thước hợp lý. Gia chủ cũng cần nên lưu ý điều này khi muốn lập nhà thờ tổ.

Phía trước bàn thờ chính gia chủ có thể bày trí thêm đôi hạc thờ. Chim hạc thờ là loài linh vật tượng trưng cho sự tinh túy, thanh cao. Hình ảnh chim hạc ngậm ngọc minh châu thường thấy là:

  • Biểu tượng của sự cao quý
  • Chim hạc ngậm hoa sen là biểu tượng của sự giác ngộ

Một số nhà thờ tổ tiên có người làm quan tướng, có công với đất nước thì gian thờ chính sẽ đặt thêm bộ bát bửu – chấp kích. Đó là đồ binh khí gồm tám món vũ khí là mâu – đao – thương – kích – chấp – chùy – trượng – mác tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực.

  • Hai bên gian hồi

Hai bên nhà thờ tổ tiên sẽ lập bàn thờ bà cô, ông mãnh và bàn thờ cho nhà chi trưởng hoặc bàn thờ mẹ Việt Nam anh hùng. Bà cô, ông mãnh chỉ người trong dòng họ chết trẻ, chưa lập gia đình. Dân gian cho rằng vì mất khi còn trẻ tuổi nên rất linh thiêng.

Bàn thờ án gian đặt bên trái, bên phải nhà thờ họ, thông thường cao 1m07 thấp hơn bàn thờ chính, bố trí đơn giản gồm bộ tam sơn, đài đẩu, đài nến, ống hương, bát hương. Vì vậy, việc thờ cúng và bày trí cũng khá quan trọng, bạn lên lưu tâm kỹ điều này.

Nhà thờ tổ tiên là nơi tôn nghiêm, con cháu thể hiện sự tôn kính, thương nhớ, biết ơn với thế hệ ông cha ta đã gây dựng. Qua đó, con người thể hiện được đức tính sống cho hợp đạo lý làm người thương yêu, giúp đỡ, phát triển tốt và giữ gìn nét văn hóa truyền thống thờ cúng tổ tiên. Qua bài viết, hy vọng bạn đã nắm rõ các thông tin cần biết.

 

Gọi ngay
Zalo
Chat FB