Gỗ Mun Sọc – Tài Sản Đặc Hữu Của Rừng Núi Tây Nguyên

Gỗ mun sọc thường dùng để tạc những pho tượng, làm vòng hạt, bàn thờ trong các đền chùa. Ngoài ra, trong những gia đình giàu có cũng sở hữu đồ vật, nội thất được chế tác từ loại gỗ này. Vậy bạn đã biết các thông tin về loại gỗ này chưa? Nếu chưa, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Khái niệm

Gỗ mun sọc là loại gỗ quý hiếm được khai thác từ cây mun sọc và thường được sử dụng để làm đồ nội thất, ứng dụng trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Các đồ vật được làm từ loại gỗ này không chỉ phổ biến ở Việt Nam, các nước khác cũng rất ưa chuộng.

Ngoài ra, loại gỗ này cho những đường vân đề đẹp rất đặc trưng. Chất gỗ chắc nặng nên không thể thả trôi theo các dòng sông, suối như một số loại gỗ nhẹ thông thường khác. Chính vì gỗ chắc, bền, đẹp mà nó được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống.

Gỗ mun sọc được ứng dụng nhiều để làm đồ vật

Đặc điểm

Gỗ mun sọc hay thường được gọi bằng những các tên quen thuộc như:

  • Mun sừng
  • Mun đen
  • Mun sọc

Cây có tên khoa học là Diospyros Mun. Loài cây thuộc họ Thị, lá rụng và có chiều cao đạt từ 10m đến 15m. Thân có đường kính 0.3m đến 0.5m, gốc lan rộng trên mặt đất, vỏ cây màu đen và nứt dọc theo thân.

Lá hình bầu dục mềm, một chiếc lá có chiều dài khoảng 6cm và chiều rộng 2cm. Lá sẽ mọc theo cuống, khi khô lá sẽ cho màu đen chứ không phải màu nâu hay vàng như các loại cây khác. Đây là điểm khác biệt có thể dùng để nhận biết cây mun sọc.

Hoa của cây tương đối nhỏ, mọc theo những nách lá và có màu vàng. Hoa cái và hoa đực mọc riêng lẻ với nhau. Hoa cái mọc đơn từng bông, hoa đực mọc thành chùm từ năm hoa trở lên.

Cây trổ hoa vào tháng 7 và cây non mọc lên khi hạt rụng xuống gốc cây. Đây cũng chính là quy luật duy trì giống nòi thường thấy ở các loại cây. Cây ra hoa, hoa trổ quả chứa hạt và khi khô rơi rụng xuống đất để phát triển thành cây mới.

Phân loại nhóm

Theo bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng phổ biến hiện nay, gỗ mun sọc thuộc nhóm I. Danh mục các loại gỗ quý hiếm, ứng dụng nhiều trong cuộc sống và cần được bảo tồn. Giá trị của gỗ sánh ngang với: gỗ hương, gỗ muồng đen, gỗ gụ..…

Chất lượng gỗ

Gỗ mun sọc cứng rắn nên không bị mụn, mối mọt gây hại cho gỗ. Trong điều kiện tự nhiên, gỗ rất bền, sử dụng càng lâu chất gỗ càng bóng đẹp, không bị cong vênh, trầy sước. Vì vậy, bạn lựa chọn sử dụng loại gỗ này là rất lý tưởng.

Gỗ mun sọc ít bị cong vênh, trầy xước

Cây gỗ này có tỷ trọng trung bình là 955kg/m3 và lực nén khoảng 1.3 tấn. Với lực nén lớn như vậy, khi gia công thì người thợ cần phải tạo một lỗ sâu 1cm và đường kính 1cm. Vì vậy, khi bạn có thắc mắc loại gỗ này tốt không thì chắc đã được giải đáp rồi đúng không.

Nơi phân bố

Gỗ mun sọc được phát hiện tại Việt Nam như là một loại cây địa phận, phân bố chủ yếu tại một số tỉnh: Nghệ An, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tuyên Quang, Yên Bái.… Ở một số trung tâm đô thị, thành phố lớn loại cây này cũng được trồng nhiều ven đường để lấy bóng mát.

Ngoài ra, cây mun sọc cũng được trồng nhiều tại các quốc gia như Ấn Độ, Lào, Nam Phi… để lấy gỗ phục vụ cho việc xuất khẩu. Ta thấy rằng, chất gỗ quý ứng dụng được nhiều trong cuộc sống nên được trồng phổ biến ở khắp nơi.

Gỗ mun sọc được trồng phổ biến ở nhiều nơi

Gỗ mun sọc có 4 loại

Thật ra, gỗ mun sọc được chia làm một số loại dựa vào đặc điểm bên ngoài và cách gọi của từng quốc gia, địa phương. Các loại phổ biến của loài thực vật này là:

  • Gỗ mun sọc
  • Gỗ mun hoa
  • Gỗ mun da báo
  • Gỗ mun sọc châu Phi

Cách nhận biết

Gỗ mun sọc là tài sản quý giá của núi rừng Tây Nguyên. Thời gian gần đây, loại cây này đã trở nên quý hiếm và gần như đã tuyệt chủng. Vì vậy, giá trị của loại cây này ngày càng cao và cần được bảo tồn.

Để nhận biết loại gỗ này, người dùng chỉ cần để ý các đặc điểm của nó là có thể phân loại dễ dàng. Cụ thể, người dùng sẽ căn cứ vào vân gỗ, màu sắc gỗ, vị trí phân bố của cây… mun sọc sẽ giúp bạn sở hữu được món đồ bền bỉ, hoàn hảo như mong muốn của bạn.

Tình trạng khai thác

Cây mun sọc đang được triển khai tận diệt tại các quốc gia. Chính vì vậy, để bảo tồn thì nhiều quốc gia đã ra lệnh cấm khai thác loại cây này. Điển hình như:

  • Tại Việt Nam, cây mun sọc đã được ghi vào sách đỏ cần được bảo vệ và nghiêm cấm khai thác.
  • Tại Sri Lanka, Ấn Độ lại có lệnh cấm xuất khẩu loại gỗ này. Tuy nhiên, các sản phẩm được làm từ gỗ vẫn được xuất khẩu vì mục đích thương mại.
  • Không gắt gao như các quốc gia khác, tại Inđonêsia thì loại cây này vẫn được khai thác nhưng phải qua kiểm duyệt chặt chẽ.
  • Và nhiều quốc gia khác đều xếp cây gỗ mun sọc vào loài thực vật quý hiếm, cần được bảo tồn khẩn cấp.

Giá hiện nay

Hiện nay, gỗ mun sọc trong nước quý hiếm đến nỗi không đủ cung cấp cho nhu cầu cung cấp. Chính vì vậy, nguồn hàng này chủ yếu là nhập khẩu nên giá sẽ dao động theo từng thời điểm. Bạn hãy liên hệ ngay với Đồ Gỗ Minh Toàn để được báo giá cạnh tranh nhất.

Ứng dụng trong cuộc sống

Thời kỳ cổ xưa, gỗ mun sọc thường được sử dụng trong các lăng mộ của Pharaon Ai Cập. Đến thế kỷ 16, loại gỗ này lại được các tôn giáo: Đạo Hồi, Phật Giáo, Thiên Chúa,… sử dụng để làm đồ trang trí nội thất, tạc tượng đài.

Hiện nay, loại gỗ này với nhiều đặc tính ưu việt nên thường sử dụng để điêu khắc các món đồ cao cấp như cửa gỗ, tủ bàn ghế, sàn… Mặc khác, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, làm đồ nội thất cao cấp cũng sử dụng nhiều loại gỗ này.

Gỗ mun sọc phân bố nhiều ở Tây Nguyên nhưng đang ngày càng quý hiếm. Vì vậy, mọi người cần chung tay bảo vệ loài cây gỗ quý hiếm này. Nếu trồng và khai thác cây đúng quy chuẩn, người dùng sẽ sở hữu được những món đồ dùng như mong muốn.

CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ MINH TOÀN

Địa chỉ: Xóm 9, Làng nghề Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định

Website: Dogominhtoan.com

Hotline: 0888.747.888

Gọi ngay
Zalo
Chat FB